Cách nuôi cua biển

  • 12/03/2020
  • 3309 đã xem
  • Bình luận

Kinh doanh cua biển hay kinh doanh hải sản đang là một trong những ngành nghề khá hot bởi nhu cầu khách hàng về những món hải sản ngày càng tăng cao, mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế cho người bán. Bạn muốn nuôi cua biển nhưng không biết kỹ thuật nuôi cua biển ra sao thì đạt chuẩn, mang lại năng suất cao? Cùng tìm hiểu bài viết  Cách nuôi cua biển đạt chuẩn để hiêu về những kỹ thuật nuôi cua biển.

1. Làm thế nào để nuôi cua biển đạt chuẩn?

Trước khi đi vào kỹ thuật nuôi cua biển, chúng tôi xin giới thiệu các tập tính và đặc điểm môi trường sống của cua biển. Cua biển sống tại môi trường nước mặn với độ pH nên từ 7,5 – 9,5; dưới pH 7,5 cua biển có thể sống được nhưng chúng bị hạn chế hoặc thay đổi sự phát triển bề ngoài để thích nghi với môi trường sống đó, độ pH càng phù hợp thì chất lượng thịt cua biển càng cao.

--- Hinh

Không chỉ vậy, cua biển thích hợp sống với nhiệt độ mát mẻ, vừa phải khoảng 25 – 29 độ C, dưới 25 độ cua có thể sống được nhưng nếu nhiệt độ môi trường quá cao, cua không thích nghi được dẫn đến tình trạng cua chết. Môi trường sống của cua biển thường là các vùng bán ngập mặn bởi cua biển có tập tính là đào hang với lượng nước ngập vừa phải phù hợp với tập tính đó của cua biển.

Chính vì thế, ta cần tạo được đúng  môi trường sống cho cua biển tại trại nuôi đáp ứng đủ những điều kiện trên. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị ao hồ với diện tích bề mặt tối thiểu khoảng 500 m2, nên xây gần những nguồn nước mặn, gần biển hay rừng ngập mặn. Lưu ý khi xây ao hồ chỉ nên xây với chiều cao khoảng  1,5 – 2 m, gần biển bạn nên ước tính mực nước cao nhất biển đạt tới để xây ao hồ cao hơn tối thiểu nửa mét.

Tiếp đó, bạn đo độ pH của nước, điều chỉnh độ mặn sao cho chúng chỉ dao động trong khoảng 7,5 – 8,2 pH, nếu chưa đủ mặn bạn nên rải nhiều vôi tôi khử chua, tăng độ kiềm. Bạn lựa chọn giống cua mình muốn nuôi, kinh doanh phụ thuộc vào loại cua phổ biến tại địa phương nuôi cua ( cua da, cua huỳnh đế, cua đá, cua xe tăng,….), lưu ý khi thả giống vào ao hồ nên thả với mật độ 1 – 2 con /m2 với loại cua có kích thước lớn còn kích thước nhỏ hay kích thước trung bình khoảng  4 – 5 con /m2.

Về việc cho cua biển ăn, thức ăn của cua biển thường là ba khía, cá vụn,….cho ăn vào tầm chiều tối lúc 17h – 19h, phân bố thức ăn đồng đều quanh ao hồ và cần điều chỉnh lượng thức ăn tùy vào trọng lượng của cua ( 4 – 6% trọng lượng cơ thể), trong thời gian cho cua biến khoảng 2 – 3 giờ bạn quay lại kiểm tra nếu phần thức ăn cua không hết thì nên giảm lượng, ngược lại thì tăng thêm tránh trường hợp những con cua phát triển trọng lượng lớn hơn thiếu thức ăn sẽ tranh hoặc ăn những con cua nhỏ.

Ngoài ra, khoảng 1 – 2 tuần bạn nên thay nước ao hồ 1 lần, vệ sinh ao hồ 1 lần/ tháng, trước khi thoát nước, bạn cần vớt cua biển tránh chúng bị cuốn vào chỗ thoát nước, làm vệ sinh rửa sạch chất thải của cua hoặc thức ăn thừa, trong thời gian thoát nước hoặc vệ sinh bạn có thể cân đo trọng lượng cua kiểm tra tình trạng sức khỏe, đủ bán ra ngoài hay chưa.

Đặc biệt, trong quá trình nuôi cua không thể thiếu bước kiểm tra định kỳ thường xuyên khu vực nuôi cua để kịp phát hiện các vấn đề xấu phát sinh, kiểm tra nồng độ pH, ống thoát nước, thức ăn, điều kiện môi trường, tình trạng cua,….

Sau khoảng 3 – 5 tháng, bạn xem xét những con cua biển đủ điều kiện thương mại hóa, khoảng 250g/con, những con cua to còn có thể phát triển thì giữ lại.

2. Cách chọn cua biển ngon, rẻ và chất lượng

Giữa những con cua biển tươi sống, làm thế nào để định giá phân loại những con cua ngon, thịt ngọt và chất lượng với những con cua ít thịt, ít gạch? Những con cua có màu vỏ mai sẫm đen xám càng đậm thì càng ngon, lưu ý phần giữa đầu ngực phải có màu tương ứng với màu vỏ mai, phần mai cua biển cứng, chắc khỏe, nắn vỏ không bị lún đồng thời các gai ở phần bề ngoài mai cua phát triển. Mang những dấu hiệu ngược lại thì đây là cua ít thịt, ít gạch,chưa trưởng thành hoàn thiện.

Nếu cua có mùi hôi bất thường, chảy nhiều nhớt, các chân bơi và chân bò dễ dàng tách rời khỏi thân cua, chạm tay không thấy chúng động trong thời gian dài thì đây là cua chết, cần phát hiện và đông lạnh đúng cách. Nếu đông lạnh không đúng cách, cua mất giá trị, phát sinh lỗ vốn.

3. Cách bảo quản cua biển để vận chuyển đi xa như thế nào?

Khi cua đủ điều kiện xuất trại, bạn cần vận chuyển cua tới các địa điểm buôn bán, việc vận chuyển này đôi khi mất rất nhiều thời gian, đường xa nên bạn cần thực hiện bước bảo quản cho cua, có hai cách bảo quản cua biển vận chuyển đường xa: bảo quản trực tiếp bằng bể nước, bảo quản đông lạnh.

-- Hinh

  • Bảo quản trực tiếp bằng bể nước: trước khi thả vào bể, bạn nên dùng dây trói chặt càng cua, các chân cua để đảm bảo chúng không di chuyển, tuy nhiên cách bảo quản này khá tốn kém, phí vận chuyển kết hợp với giá cua trở nên đắt đỏ hơn những nơi bán khác.
  • Bảo quản đông lạnh: Bạn gây tê cho cua biển bằng cách ngâm cua dưới nhiệt độ thấp trong nước đá lạnh để cua biển ngủ tạm thời, chuẩn bị thùng giữ nhiệt dung tích lớn, để được nhiều cua, chất đá lạnh rồi cho cua vào lớp giữa, phía trên tiếp tục rải đá lạnh. Với cách này bạn chỉ có thể để được 2 – 3 ngày, sau đó tiếp tục thực hiện lại các bước bảo quản.

Trên đây là cách nuôi, chọn và bảo quản cua biển chất lượng, đạt chuẩn. Bạn tham khảo để có những kiến thức nền tảng cho kỹ thuật nuôi tôm, hoặc tìm đến các chuyên gia nuôi tôm biển để được quan sát và thực hành rõ ràng. Chúc các bạn thành công.

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi