Kỹ thuật chăn nuôi bò mới giúp bà con nông dân giảm công tăng lợi nhuận

  • 01/08/2019
  • 1222 đã xem
  • Bình luận

Trong thời gian gần đây, giá bò, đặc biệt là bò thịt giảm mạnh khiến cho các doanh nghiệp và bà con nông dân chăn nuôi bò lao đao trong khi chi phí chăn nuôi ngày một tăng. Trong khi đó, theo thống kê, Việt Nam đã chi hơn 8,88 triệu USD để nhập thịt bò Mỹ và 6,62 triệu thịt bò Úc chỉ trong 2 tháng đầu năm nay. Sở dĩ có tình trạng này là do nguồn cung thịt bò trong nước không đủ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng. Do đó, bài viết với mục đích chia sẻ cho bà con nông dân kỹ thuật chăn nuôi bò mới nhất nhằm giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng thịt bò.

Xây dựng chuồng trại

Xây dựng chuồng trại theo phương châm “thông thoáng, chống nóng, chống ẩm”. Nên xây dựng theo hướng chuồng đón nắng và tránh gió. Tìm địa điểm đặt chuồng trại ở nơi cao ráo và không ứ nước để hạn chế vi khuẩn phát sinh rồi lây lan sang bò.

Ngoài ra, trong chuồng trại cần được lắp đặt thêm hệ thống thoát nước cho mùa mưa và khi vệ sinh chuồng trại để nước không ứ đọng lại trong chuồng, các dụng cụ cho bò ăn uống và khu vực chứa phân bò sau mỗi lần dọn dẹp chuồng trại.

Trong kỹ thuật chăn nuôi bò mới thì mật độ hợp lý để làm chuồng cho bò là từ 4 đến 6 mét vuông/ con.

Thức ăn, nước uống

Thức ăn cho bò cũng rất đa dạng, không chỉ có rơm với cỏ tươi; chúng có thể ăn được các cây họ đậu, mía, thân bắp, các loại xác trái cây, cám gạo hoặc thức ăn trộn sẵn.

Tổng lượng thức ăn tối ưu cho mỗi con bò dao động từ 10 đến 35 kg trên một con tùy vào độ phát triển và trọng lượng của từng con bò. Trong đó, thức ăn như các loại cỏ tươi, xác trái cây,... nên chiếm 70% khẩu phần ăn của bò và 30% cho các loại thức ăn khô như rơm, cám gạo, thức ăn trộn sẵn,...

Bò cũng cần được cung cấp đầy đủ nước sạch. Lượng nước cung cấp cho bò dao động từ 20 đến 50 lít nước mỗi ngày tùy vào nhiệt độ và giai đoạn phát triển của bò.

Bà con có thể bổ sung thêm muối và các chất khoáng vào phần ăn của bò bằng cách trộn vào thức ăn hoặc nước uống.

Vệ sinh và phòng chống bệnh ở bò

Vệ sinh khu vực bên trong và khuôn viên bên ngoài chuồng trại là một việc rất quan trọng; đồng thời, định kỳ tắm rửa bò để  tránh nhiễm các bệnh nấm mốc, hay vi khuẩn lây lan. Ngoài ra, bà con cũng cần chú ý vệ sinh dụng cụ ăn uống, máng ăn sạch sẽ.

Thực hiện tẩy uế định kỳ, khơi thông cống rãnh, thu gom chất thải bò để đảm bảo sức khỏe cho đàn bò phát triển tốt. Bà con nên tận dụng lượng phân bò sau khi dọn dẹp để bón cây hoặc bán đi để tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Bên cạnh đó, bà con cũng nên liên hệ với các bác sĩ thú y địa phương để thực hiện tiêm phòng các bệnh như lở mồm long móng, các bệnh lây nhiễm như tảo, tụ huyết trùng, ký sinh trùng, và các bệnh chuyển hóa dinh dưỡng,...

Với lợi nhuận trung bình mỗi năm trên 10 triệu đồng/con, ngành chăn nuôi bò thịt sẽ còn thu hút và là hướng đi dài hạn cho bà con nông dân để cải thiện đời sống của mình. Ngoài các kỹ thuật chăn nuôi bò mới, bà con cũng cần nắm rõ các kiến thức liên quan đến dịch bệnh ở bò nhằm đảm bảo chất lượng bò tốt nhất.

Xem thêm: Nền Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Là Gì?

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi