Kỹ thuật trồng nắm trên mùn cưa

  • 08/10/2019
  • 2385 đã xem
  • Bình luận

Muốn trồng được nắm trên mùn cưa khâu quan trọng là chọn nguyên liệu sau đó là xử lý mùn như thế nào, chọn giống và cách trồng thế nào ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Nguyên liệu mùn cưa:

Nấm sò có thể trồng được trên giá thể mùn cưa của tất cả các loại cây thân gỗ không có tinh dầu và độc tố. Tốt nhất sử dụng mùn cưa gỗ mềm như bồ đề, mít, cao su, keo...

Mùn cưa mới có thể dùng ngay, nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc ủ để bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất chất dinh dưỡng.

2. Xử lý mùn cưa:

a. Sàn mùn cưa:

- Sàng mùn cưa nhằm để loại bỏ các mảnh gỗ vụn, dăm bào, các nhóm mùn cưa thô hoặc đá sỏi.

- Dụng cụ sàng mùn cưa: Đối với những cơ sở sản xuất ở quy mô lớn thường sử dụng máy sàng mùn cứ còn ở cơ sở sản xuất nhỏ thì dùng lưới sàng mùn cưa.

b. Pha nước vôi:

- Nước vôi dùng để xử lý mùn cưa trồng nấm sò có pH từ 12-13 (1,5kg vôi trong 100 lít nước)

- Cách tiến hành như sau:

+ Cân vôi tôi hoặc vôi sống vào trong thau sạch, lượng vôi phụ thuộc vào lượng mùn cưa xử lý;

+ Dùng que khuấy cho vôi hòa tan hoàn toàn trong nước;

+ Kiểm tra độ pH.

c. Làm ướt mùn cưa bằng nước vôi:

- Trải một lớp mùn cưa ra nền sạch, dộ dày lớp mùn cưa từ 20 – 30cm.

- Tưới nước vôi đã pha lên lớp mùn cưa bằng vòi sơn, vừa tưới vừa đảo trộn cho mùn cưa thấm đều.

- Tiếp tục làm ướt mùn cưa theo từng lớp tương tự cho đến hết.

- Kiểm tra độ ẩm mùn cưa đảm bảo độ ẩm mùn cưa đạt từ 65 – 70%.

Chú ý: Sau khi làm ướt mùn cưa phải thấm đều nước và chuyển màu nâu sẫm đồng đều, độ ẩm mùn cưa đạt yêu cầu trước khi ủ đống.

d. Ủ đống mùn cưa:

- Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cứ trước khi ủ (65 – 70%). Nếu độ ẩm quá khô hoặc quá ướt ta phải điều chỉnh ngay.

- Dùng xẻng, cào sắt chất mùn cưa thành đống hình chóp.

- Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon, cố định dưới chân đống ủ không cho hơi nước thoát ra ngoài.

- Thời gian ủ đống ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại mùn cưa.

e. Đảo đống mùn cưa: sau 3 – 4 ngày ủ đống

- Tháo tấm bạt ra khỏi đống ủ mùn cưa.

- Kiểm tra độ ẩm khối mùn cưa ở các vị trí khác trên đống ủ.

- Đảo trôn mùn cưa bằng xẻng và cào sắt, tiến hành đảo trộn đều mùn cưa.

- Vun đống mùn cưa thành đống giống đống ủ ban đầu.

- Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon.

- Thời gian đảo và ủ đống mùn cưa kéo dài 10 – 12 ngày tùy theo từng loại nguyên liệu. Cứ 3 -4 ngày tiến hành đảo đống ủ một lần.

f. Phối trộn nguyên liệu:

- Công thức phối trộn:

+ Mùn cưa khô: 100kg

+ Bột ngô: 3-5kg

+ Cám gạo: 3-5kg

+ Bột nhẹ: 1-1,5kg. (CaCO3)

- Cách tiến hành:

+ Trải mùn cưa ra nền có độ dày khoảng 10cm.

+ Rãi hỗn hợp cán gạo, bột bắp với bột nhẹ trên lớp mùn cưa và tiến hành đảo trộn vài lần.

+ Đảo trộn khối mùn cưa bằng xẻng và cào sắt cho đến khi phụ gia, hóa chất trộn đều với mùn cưa.

+ Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cưa lần cuối trước khi đóng túi giá thể, đảm bảo từ 60 – 65%.

3. Đóng bịch

- Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã được gấp đáy vuông.

- Nén mùn cưa lại bằng cách dùng hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối mùn cưa xuống đất.

- Dùng các đầu ngón tay ấn vào 4 góc túi giá thể tạo đáy túi vuông.

- Đổ thêm mùn cưa vào túi cách miệng túi 4 – 5 cm, thổ mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khố mùn cưa tạp túi mùn cưa căng, tròn đều, trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 – 1,6 kg, kích thước khối mùn cưa chiếm 2/3 túi.

Chú ý: nguyên liệu đã trộn phụ gia thì phải tiến hành đóng bịch giá thể và đem hấp ngay, không để bịch đã đóng quá 8h hoặc nguyên liệu đã trộn thời gian lâu dẫn đến nguyên liệu bị chua gây nhiễm bệnh.

4. Thanh trùng

* Thiết bị hấp: đơn giản nhất là thùng phuy

* Phương pháp: hấp cách thủy trong hơi nước sôi liên tục từ 10 – 12 giờ

* Cách tiến hành:

- Đặt vỉ lót vào thùng phuy.

- Đổ nước sạch vào thùng khoảng 15 - 20cm, sao cho không ngập vỉ lót.

- Xếp xen kẽ các túi giá thể vào nồi hấp để có khoảng trống cho hơi nước thoát lên phần nắp thùng (thùng 200 lít chứa khoảng 60 - 70 túi).

- Phủ nilon lên bề mặt thùng một tấm vải dày hoặc bao bố dày, bên ngoài phủ nilon và tiến hành buộc chặc để hạn chế thoát hơi nước.

- Đốt lò cho đến khi thấy có hơi nước bay lên thẳng là đạt nhiệt độ thanh trùng 95- 1000C và bắt đầu tính giờ hấp thanh trùng.

- Sau khi hấp đủ thời gian đợi nguội và lấy các túi ra khỏi nồi hấp. Các túi sau khi hấp xong phải có mùi thơm đặc trưng.

- Chuyển túi giá thể vào phòng cấy giống, đợi 24 – 48 giờ để các túi giá thể nguội mới được cấy giống.

5. Cấy giống:

- Giống nấm: Giống nấm có thể được nhân lên từ cơ chất: thóc, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ... Giống là yếu tố quyết định năng xuất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện sản xuất như nhau. Do đó giống nấm phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Không bị nhiễm bệnh:

Quan sát bên ngoài của bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ...

+ Giống có mùi thơm dễ chịu:

Mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng,  nếu có mùi chua là giống đã bị nhiễm khuẩn, nấm dại... Giống không già hoặc không non (dùng giống phải đúng tuổi).

Để nuôi trồng đạt năng suất cao thì dùng giống phải đúng tuổi. nếu thấy bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín đáy bao là giống còn non.

Sử dụng giống tốt nhất khi giống ăn kín đáy 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ mát.

- Cấy giống dạng hạt:

+ Mở nút bông chai (túi) meo giống bằng các kẽ ngón tay và tơi giống bằng cách dùng tay bóp hoặc vò nhỏ meo giống trong bao..

+ Mở nút bông túi giá thể bằng kẻ tay, sau đó mở miệng túi giá thể ra và chuyển giống vào túi giá thể.

+ Đậy nút bông túi giá thể đã có meo giống.

+ Lắc đều túi giá thể để meo giống phân bố đều khắp bề mặt.

- Chuyển các túi giá thể sang nhà nuôi sợi, bố trí trên hệ thống giàn kệ, các túi cách nhau: 5 – 7cm.

6. Nuôi sợi:

- Phòng nuôi sợi có nhiệt độ thích hợp từ 25-28oC, độ ẩm không khí 65-70%. Nhà kín gió nhưng thoáng. Từ 22-28 ngày tùy vào mùa hè hay mùa đông tơ nấm sẽ ăn kín túi. Chú ý bịch ươm được xếp cách nhau tư 5-7 cm tránh để xít nhau làm sợi nấm không phát triển được. Khi sợi nấm đã trắng túi chuẩn bị treo bịch, khi bịch đã hoàn tất đem bịch nấm vào phòng ươm, phòng ươm phải thoáng mát ánh sáng yếu bịch xếp cách nhau 3-5cm.Thời gian ươm sợi từ 22-28 ngày khi sợi nấm ăn trắng bịch thì đem bịch treo.

7. Rạch bịch, chăm sóc:

- Chọn những bịch nấm sợi đã kín đáy có màu trắng đồng nhất, gỡ bỏ nút bông nén nhẹ buộc kín miệng đem treo bịch, thông thường một dây treo từ 8- 10 bịch, 1m2 treo được 80- 100 bịch nấm, diện tích tối thiểu cho một nhà treo bịch là 20m2.

- Sau khi treo tiến hành rạch bịch nấm dùng dao lam rạch 4-6 vết xung quanh bịch nấm theo hình zich zắc mỗi vết rạch có chiều dài từ 3-5cm độ sâu khoảng 2-3mm rạch bịch xong không được tưới trực tiếp lên bịch chỉ tưới xả nền giữ độ ẩm.

- Sau khi rạch bịch thời gian từ 7-10 ngày nấm bào ngư bắt đầu hình thành từng cụm nhỏ ta tiến hành tưới nước lên bịch bằng hệ thống phun sương, mỗi ngày 3-4 lần tùy theo thời tiết. Hoạch nấm phải đúng tuổi không nên non hoặc già quá.

- Cách thu hái nấm: Khi cụm nấm lớn có đường kính từ 5-7cm ta tiến hành thu hái.

Chú ý: Khi hái nấm phải hái cả cụm và bẻ ngược cụm nấm lên, hái xong phải vệ sinh gốc nấm sạch sẽ. Năng suất nấm đạt từ 45-50% so với khối lượng bịch nấm.

Tổng thời gian thu hái nấm từ 65-75 ngày, mỗi bịch giá thể nấm có thể thu hái được 0,5-0,6 kg nấm, nấm ra thương xuyên ngưng ra rộ nhiều đợt, mỗi đợt ra khoảng một tuần sau đó ngừng khoảng 2-3 ngày. Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi  nhẹ và khô không còn khả năng ra nấm nữa thì  tháo bỏ xuống và có thể tận dụng để trộn tiếp với nguyên liệu hoặc được ủ làm phân bón vi sinh.

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi