Quy trình trồng hồng không hạt sạch tại Quản Bạ

  • 01/08/2019
  • 825 đã xem
  • Bình luận

Hồng không hạt ở huyện Quản Bạ, Hà Giang là thứ quà ngon, nổi tiếng khắp mọi miền. Hồng nơi đây có vị ngọt đậm nhưng không gắt, giòn, đặc biệt là nhiều bột cát, ngâm trong nước lâu đến mấy cũng không bị rụng cuống.

Vùng đất Quản Bạ có địa thế cao 1.000m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai màu mỡ và nguồn nước sạch dồi dào, thích hợp cho sự phát triển của cây hồng không hạt. Nhiều năm nay, bà con nơi đây coi giống cây trồng này như nguồn thu nhập chính của gia đình bởi hiệu quả kinh tế cao.

Ông Vương Trung Hùng - chủ nhân khu vườn hồng không hạt rộng 500m2 tại xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã chia sẻ về mô hình trồng hồng không hạt của người dân địa phương

Bà con Quản Bạ đang thu hoạch hồng không hạt. Ảnh: baohagiang

Bà con Quản Bạ đang thu hoạch hồng không hạt. Ảnh: baohagiang.

Ông Hùng cho biết, trong các giai đoạn gieo trồng giống hồng không hạt, công đoạn ươm mầm là quan trọng nhất. Lúc này, cây chỉ mới nảy mầm, chỉ cao khoảng 5-7cm nên sức đề kháng còn yếu. Nếu nhiệt độ thời tiết cao tới 38 độ C, nắng to, mầm cây sẽ bị héo và chết. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 29 độ C, nước và phân bón phải được cung cấp thường xuyên.

Mùa xuân (giữa tháng 2, đầu tháng 3) là thời điểm thích hợp để đưa cây giống ra bãi trồng. Tại đây, những cây con sẽ tiếp tục được chăm sóc đến khi trưởng thành. Sau 2-3 năm, cây bắt đầu ra hoa, kết quả nhưng đến năm thứ 4 thì cây mới có thể cho thu hoạch.

Nước là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của cây hồng, do đó, người dân thường xuyên phải tưới tiêu cho cây. Một số gia đình tại đây đã lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động để tiết kiệm sức người, tăng năng suất. Bên cạnh đó, nhiều hộ vẫn tưới cây bằng bình nước tưới truyền thống. 

Hồng không hạt Quản Bạ có vị ngọt đậm, nhiều cát và thơm. Ảnh: angihomnay

Hồng không hạt Quản Bạ có vị ngọt đậm, nhiều cát và thơm. Ảnh: angihomnay.

Cây hồng không hạt Quản Bạ rất ít bị sâu hay nấm bệnh, trong hàng trăm cây hồng cũng chỉ có khoảng 2 cây bị bệnh. Thời điểm cây ra lộc đầu xuân thường dễ bị nấm, người dân phải cắt bỏ phần bị nấm theo cách thủ công. Đối với sâu bệnh, dùng dây cáp nhỏ để luồn vào những lỗ sâu đục nhằm tiêu diệt chúng. Trong trường hợp khẩn cấp, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng cách thời gian thu hoạch 4 tháng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có những năm vào thời điểm cây đang đơm hoa kết trái thì mưa đá xuất hiện, làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và sản lượng hồng không hạt. 

Huyện Quản Bạ nằm ở vùng đất xa xôi nên bà con nơi đây hầu như phải tự thu thập kiến thức nông nghiệp qua những kênh truyền hình và sách báo để ứng dụng vào sản xuất. Điển hình, có nhiều người dân tự mua nguyên vật liệu và lắp đặt lưới với chi phí hợp lý để bảo vệ cây trồng theo quy trình VietGAP. 

Để đưa ra thị trường những sản phẩm hồng không hạt chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân Quản Bạ phải bỏ ra nhiều công sức, tiền của. Họ cũng mong muốn thời tiết thuận lợi, để mùa thu hoạch nào cũng bội thu góp phần gia tăng kinh tế. 

Hoài An

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi