Cách trồng và phân biệt nông sản hữu cơ

  • 28/06/2021
  • 1074 đã xem
  • Bình luận

Ở nhiều nước phát triển, ngành nông nghiệp hữu cơ đã và đang chiếm một vị trí quan trọng và mang về nguồn lợi vô cùng lớn. Tại Việt Nam, tuy là đất nước có nền nông nghiệp lâu đời song việc sản xuất nông sản hữu cơ chưa thực sự có chỗ đứng nhất định. Vậy hiểu thế nào về nông sản hữu cơ? Cách trồng và phân biệt nông sản hữu cơ.

Nông sản hữu cơ là gì?

Nông sản hữu cơ là những loại thực phẩm trái cây, rau củ quả được trồng theo quy trình canh tác đảm bảo các tiêu chuẩn Organic do thế giới hoặc nước sở tại yêu cầu. Các loại nông sản hữu cơ được trồng theo hệ thống với quy mô nhất định ( vừa nhỏ, lớn), 

Ưu điểm của các loại nông sản hữu cơ là sạch - an toàn thực phẩm, không sâu bệnh, không chứa chất kích thích, không bón bằng các loại phân bón tổng hợp, do đó khi trồng không gây ô nhiễm môi trường.

Nông sản hữu cơ sử dụng các kỹ thuật luân canh, xen canh giúp đem lại năng suất cao, đảm bảo chất lượng sản, các loại nông sản chứa độ ngon, ngọt, dinh dưỡng hơn các nông sản thông thường.

Ngoài ra, việc trồng nông sản hữu cơ đem lại những bước tăng trưởng cho tỷ trọng xuất khẩu ở nước ta. Bởi nông sản hữu cơ là lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là các nước phát triển, mức sống cao. 

Cách phân biệt nông sản hữu cơ với các loại nông sản khác trên thị trường

Nhiều người tiêu dùng đang nhiều luận rằng thực phẩm hữu cơ là thực phẩm sạch hay chỉ chung các loại thực phẩm có mặt trên thị trường. Đây là nhận định sai lầm, bởi thực phẩm sạch vẫn có thể phun 1 số ít chất hoá học, có hoặc không được kiểm nghiệm rõ ràng.

Nông sản hữu cơ phải được kiểm nghiệm trước khi bày bán

Nhưng nông sản hữu cơ không như vậy, trước khi được bày bán, mặt hàng nông sản này phải được kiểm nghiệm gắt gao, chỉ có thực phẩm đạt tiêu chuẩn mới được bày bán và có nhãn xác thực trên mỗi nông sản. 

Một điểm khác biệt tiếp theo của nông sản hữu cơ so với các loại nông sản khác nhau ở giá cả. Trải qua nhiều quy trình kiểm nghiệm, không khó hiểu khi mặt hàng nông sản hữu cơ lại có giá khá cao, trở thành thức quả xa xỉ với nhiều người

Phương pháp trồng và canh tác nông sản hữu cơ

Xử lý khu đất trước khi trồng trọt

Trước hết bạn cần chuẩn bị một khu đất rộng lập hàng rào chắn để thiết lập phạm vi và  để tách biệt riêng phần đất trồng nông sản hữu cơ. Nếu độ dinh dưỡng của đất chưa đạt chuẩn, bạn cần có các biện pháp khử chua, rửa mặn. phòng nấm gây bệnh hợp lý. 

Chuẩn bị các loại phân bón tự nhiên

Phân bón tự nhiên tức là phân động vật ( phân bò, phân gà,..), xác thực vật ( rơm rạ, vật liệu xanh,...) Với nông sản hữu cơ thì tuyệt đối không được phép sử dụng phân bón hoá học, chất kích thích tăng trưởng.

Chuẩn bị nguồn nước tưới sạch

Tìm  nguồn nước sạch rất quan trọng, nước là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng thực phẩm, tiêu chuẩn Organic. Nguồn nước tưới không được bị ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm rác thải hay các chất hoá học từ khu công nghiệp,....

Nghiên cứu cách trồng và canh tác hợp lý

Trong công đoạn này bạn nên cùng làm việc với kỹ sư nông nghiệp có kinh nghiệm trồng cây lâu năm để được tư vấn chuẩn về canh tác vụ mùa, trồng và chăm sóc nông sản dựa trên sự cân bằng các yếu tố về môi trường.

Trồng và ngừa sâu bệnh

Trồng cây, hay gieo giống hữu cơ là công đoạn khá tốn sức khi đòi hỏi người làm nông phải tham gia trực tiếp từ A đến Z, không được nhờ trợ giúp từ các chất hoá học.

Bạn nên sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh theo dân gian hoặc trực tiếp tham gia bắt sâu bọ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trừ sâu hoá học vì đây là sản phẩm bị cấm trong tiêu chuẩn Organic. 

Một số loại thuốc trừ sâu hữu cơ được phép sử dụng như rotenone,đồng sunfat, pyrethrin,...Ngoài ra, việc chọn đất tốt thường giúp cho khả năng chống chịu sâu bệnh của cây mạnh hơn các giống khác.

Quản lý kế hoạch trồng trọt

Sau mỗi công đoạn bạn nên có bước ghi chép lại để nắm bắt được tình hình, ghi chép các loại vật dụng, giống hữu cơ để đối chiếu, kiểm soát chất lượng nguồn hàng khi nhập kho. Đây cũng là thao tác cần có nó để chuẩn bị cho việc kiểm nghiệm tiêu chuẩn hữu cơ sau này

Những kiểm định được công nhận nông sản hữu cơ tại Việt Nam và trên thế giới

TCVN 11041

TCVN 11041 là một trong những chứng nhận  về tiêu chuẩn đánh giá nông nghiệp hữu cơ, trong đó có 3 yêu cầu về sản xuất nhãn mác, trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ,...TCVN 11041 dựa trên sự tham khảo các tiêu chuẩn hữu cơ hàng đầu tại Mỹ, các nước châu Âu, Đông Nam Á, Đông Á. TCVN 11041 giúp kiểm soát quy trình lưu thông nông sản hữu cơ, kiểm định chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trước tệ nạn thực phẩm bẩn,...

IFOAM

IFOAM là Liên đoàn các phong trào  quốc tế về Nông nghiệp hữu cơ và là tổ chức đi đầu trong nông nghiệp hữu cơ, mang tính toàn cầu, được nhiều quốc gia công nhận. Các quy định IFOAM để ra như không được sử dụng phân bón hóa học, các chất kích thích sinh trưởng, bảo vệ thực vật, không dùng các thiết bị phun thuốc, phun khử khuẩn các thiết bị sau khi sử dụng,...

EU - GMP

EU - GMP là tiêu chuẩn hữu cơ hàng đầu của Châu Âu đồng thời là tiêu chuẩn bao nhiêu doanh nghiệp hướng tới.  Các tiêu chuẩn EU - GMP đề ra đều rất chặt chẽ với nhiều công đoạn như như nhân sự, nơi sản xuất thiết bị, vệ sinh khu vực trồng trọt, thiết bị sử dụng, chất lượng sản phẩm, kiểm tra đối chiếu hồ sơ, tài liệu,....

USDA

USDA là chứng nhận hữu cơ được cung cấp bởi bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban hữu cơ quốc gia. Để đạt được chứng nhận USDA bên doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm nông sản hữu cơ phải đạt chuẩn từ 95% trở lên. Bên USDA kiểm tra trực tiếp khu vực sản xuất, tách chiết nông sản hữu cơ để đánh giá thành phần hữu cơ. Việc đạt được chứng nhận USDA giúp cho bên doanh nghiệp nhận được sự quan tâm từ phía đối tác, khách hàng.

JAS 

JAS ( Japanese Agricultural Standards - Chứng nhận về tiêu chuẩn hữu cơ Nhật Bản) được đề ra bởi bộ Nông nghiệp Nhật Bản. Đây là một trong những chứng chỉ hữu cơ uy tín hàng đầu thế giới, cùng với EU - GMP, USDA, nhận được nhiều sự tin tưởng của người dân bản địa. Đã được chứng nhận JAS đảm bảo rất lớn với các doanh nghiệp nước sạch hữu cơ xong và ngoài nước.

ACO 

ACO ( Australian Certified Organic) là chứng nhận hữu cơ hàng đầu, danh  giá của Úc, loa tiêu chuẩn được công nhận bởi nhiều nước châu Mỹ châu Âu và châu Á. ACO khảo sát chất lượng hữu cơ dựa trên môi trường đất, nước, quản lý nước thải, phân bón, thiết bị, tình hình sâu bệnh,...

Các chứng nhận hữu cơ uy tín hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới

Trên đây là một số kiến thức về về cách nhận biết, trồng và canh tác nông sản hữu cơ. Đây là một loại hình sản xuất vô cùng tiềm năng và có thể đem lại vị thế lớn cho quốc gia trong công nghiệp xuất - nhập khẩu. Song hiện nay Việt Nam chưa thực sự khai thác toàn diện nông nghiệp hữu cơ  do nhiều yếu tố về nơi tiêu thụ, lượng tiêu thụ, chất lượng,...

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi