Những người nội trợ đổ xô đến chợ làng làng để mua, bán hàng trăm sinh vật lông lá bị bắt ở những cánh đồng gần đó. Những con chuột chết chất đống tại một khu chợ ở Kumarikata ở bang Assam, đông bắc Ấn Độ.
Số lượng chuột đã bùng nổ ở bang này, nơi chúng là một loài gây hại, ăn hầu hết các loại hoa mầu của người nông dân. Những người dân địa phương cũng phát hiện ra rằng họ có thể bán thịt những con chuột bị sập bẫy sau khi nhận thấy nhu cầu tăng vọt. Hàng chục sinh vật gặm nhấm, lông lá đã chết được chất đống khắp khu chợ, đây là hình ảnh sẽ khiến độc giả kinh hoàng với nỗi ám ảnh.
Ở một góc chợ, một người bán hàng đang cân thịt chuột cho một khách hàng trong làng. Một số con chuột được lột da và luộc sẵn, trong khi những con khác dường như bị bắt mới vẫn còn để nguyên cả đầu và lông lá.
Những người dân dân địa phương cho biết thịt chuột khá ngon. Họ mua chúng, mang về nhà làm sạch và hầm chúng trong nước sốt cay. Các loại đã được nướng sẵn cũng rất phổ biến và được ưa thích bởi một số người có thể ăn chúng luôn.
1 kg thịt chuột hiện được bán với giá khoảng 200 rupee (67000 VND) - tương tự như đối với thịt gà và thịt lợn. Một người bán chuột đang khoe 2 con thuộc loài gặm nhấm khổng lồ bắt được trên cánh đồng gần đó.
Nhu cầu về thịt chuột đã tăng vọt trong khu vực này, ở đây thịt chuột thậm chí còn phổ biến hơn thịt lợn. Và việc bắt và bán chuột giờ đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho những người lao động nông nghiệp nghèo. Vào mùa hái chè, người dân bộ lạc Adivasi đi đến cánh đồng lúa để bẫy chuột rồi mang đến chợ bán. Loài gặm nhấm này thường được săn bắt vào ban đêm trong mùa thu hoạch với bẫy làm từ tre.
Các bẫy được đặt ở lối vào của hang chuột vào buổi tối và chuột bị bắt khi chúng ra ngoài để kiếm thóc lúa rơi. Những người bắt chuột phải làm việc vào ban đêm để đảm bảo những kẻ săn mồi khác không đến nhặt những con chuột bị bẫy trước họ. Một số con chuột nặng gần 1 kg và những người săn bắt chuột chuyên nghiệp cho biết họ có thể bẫy được từ 10 đến 20 kg thịt chuột mỗi đêm.