Chính sách tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa An Giang

  • 11/01/2020
  • 983 đã xem
  • Bình luận

Cách đây 16 năm, hợp tác xã nông nghiệp Phú An (huyện Tân Phú, An Giang) chỉ có 64 xã viên, thành lập với mục đích phục vụ nhu cầu tưới tiêu của nông dân trồng lúa.

Năm 2014, các hộ mạnh dạn chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới theo luật hợp tác xã 2012. Lĩnh vực hoạt động mở rộng thêm dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, máy móc nông nghiệp và tín dụng nội bộ… Tại các điểm bán do hợp tác xã quản lý, nông dân có thể mua nợ và trả chậm để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Đến nay, hợp tác xã có 324 thành viên, tổng tài sản cố định đạt 4,7 tỷ đồng, trong đó vốn do xã viên góp chiếm 1,1 tỷ đồng. Hợp tác xã cũng sở hữu 20 trạm bơm điện, 14 máy bơm dầu phục vụ nước tưới tiêu cho hơn 1.608ha canh tác lúa của toàn xã.

polyad

Thu hoạch lúa nếp Phú Tân bằng máy móc trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Bizmedia

An Phú nằm trong vùng chuyên canh lúa nếp đặc sản của huyện. Hợp tác xã phối hợp với Phòng nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật mới cho bà con trồng giống nếp chủ lực CK92 ngay trên đồng ruộng. Mỗi vụ, toàn xã có khoảng 820ha canh tác theo chương trình "3 giảm 3 tăng" (giảm giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất lúa, chất lượng gạo và hiệu quả kinh tế).

Ngoài ra, còn tuân thủ nguyên tắc "một phải 5 giảm" (phải dùng giống xác nhận; giảm lượng giống, phân đạm, nước, thuốc bảo vệ thực vật và thất thoát sau thu hoạch). Chương trình canh tác lúa nếp được phát động rộng khắp trên toàn huyện nhằm nâng cao chất lượng đặc sản địa phương.

Sau thời gian áp dụng, nông dân sản xuất ra lúa sạch, không tồn dư hóa chất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nông nghiệp. Mỗi ha canh tác theo phương pháp này còn giúp người trồng lúa nếp tiết kiệm 1,5 - 2 triệu đồng chi phí sản xuất.

Mô hình canh tác lúa nếp Phú Tân

Chính sách tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa An Giang
 
 

Ông Nguyễn Văn Mĩnh Em - Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp xã Phú An cho biết, hợp tác xã đã ký hợp đồng với 2 công ty kinh doanh lương thực, liên kết thu mua lúa nếp trên diện tích 800ha mỗi vụ. Giá  sẽ được công ty thỏa thuận với người trồng khoảng 7 ngày trước khi thu hoạch.

Thông qua hợp tác xã, công ty liên kết còn tạm ứng chi phí sản xuất cho nông dân 2 triệu đồng mỗi ha một vụ. Gần 50% diện tích canh tác lúa nếp trên địa bàn xã có đầu ra ổn định hơn so với bán lúa thả nổi cho thương lái như trước đây. Thu nhập của các hộ đạt trung bình 45 triệu đồng mỗi ha một vụ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Mĩnh Em, việc bao tiêu sản phẩm hiện nay còn lỏng lẻo và chưa theo theo mô hình cánh đồng lớn. Khả năng thu mua của các công ty chưa đủ, trong khi thời gian thu hoạch lúa nếp diễn ra nhanh chóng và đồng loạt. Một số nông dân không thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, mà bán cho thương lái nếu thỏa thuận được giá cao hơn.

Hiện 51% diện tích trồng lúa nếp An Phú áp dụng chương trình "một phải 5 giảm". Hợp tác xã đang tiếp tục kêu gọi thêm các công ty có đủ năng lực tạo chuỗi giá trị, cũng như mở rộng diện tích trồng lúa sạch, xây dựng thương hiệu lúa nếp Phú Tân bền vững hơn.

Ánh Tuyết

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi