Chuyên gia văn hóa lý giải vì sao lại cúng rằm tháng 7 bằng các món này?

  • 16/08/2019
  • 1282 đã xem
  • Bình luận

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:

Tuỳ mỗi gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Nếu cúng mặn thì các gia đình thường cúng các món sau:

Đối với cúng thần linh và gia tiên: 

- Gà luộc

- Xôi trắng

- Chả giò rế

- Giò lụa

- Miến gà

- Canh sườn bí đao

Chuyên gia văn hóa lý giải vì sao lại cúng rằm tháng 7 bằng các món này? - 1

Gà trống và xôi là món chủ đạo trong mâm cỗ cúng rằm.

Trong mâm cỗ thường có một đĩa xôi và một con gà trống ngậm bông hồng đỏ là món chính.

Chuyên gia văn hóa, Tiến sĩ Trần hữu Sơn lý giải, sở dĩ trong mâm cỗ cúng gà trống vì trong quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu tượng của mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên, thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Khi cúng gà trống là báo hiệu những điều mới mẻ nhất.

Nên lựa chọn gà trống choai, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng. Sự cầu kỳ trong việc lựa chọn gà cúng lễ cũng thể hiện ước của người Việt.

Bên cạnh đó, gà trống mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Gà có màu đỏ rực biểu tượng của mặt trời, tiếng gáy của nó gắn liền với tiếng hát của các thần linh.

Ngày nay nhiều gia đình thay vì cúng gà thì chọn mua một cái chân giò, hay thịt. Tuy nhiên, ở góc độ văn hóa, những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hóa.

Tiến sĩ Trần hữu Sơn cũng cho biết, món xôi cũng là món chủ đạo trong mâm cỗ cúng.

TS Sơn lý giải, Việt Nam có nền văn minh lúa nước với nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ ở hai miền đồng bằng vô cùng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. Cuộc sống ông cha gắn liền với những cây mạ, cây lúa và đến ngày đơm bông, thu hoạch cho ra hạt nếp, hạt gạo để rồi mang lại nguồn lương thực nuôi sống bản thân gia đình với cơm, xôi.

Để cảm ơn đất trời đất trời đã ban nguồn sống cho con người nên xôi luôn được xuất hiện trong mâm cơm cúng.

Ngoài ra, đối với các món như: Món xào, món mặn, món canh….được lựa chọn trong mâm cỗ cúng, TS Sơn lý giải, trong đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ở Việt Nam, tất cả các muốn ngon phải có hương vị, cân bằng âm dương, đã có món khô thì phải có món canh, đã có món giàu đạm thì phải có món giàu vitamin.

“Các món ăn chi phối thành quan hệ âm dương trong ẩm thực, đối lập nhau, vừa có màu sắc, hợp khí hậu, vừa có độ đạm, vừa có các vị, chua, cay, mặn, ngọt, mát nên được mọi người lựa chọn làm lễ vật cúng rằm tháng 7”, chuyên gia văn hóa, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nói.

 

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi