Phương thức trồng chanh đạt hiệu quả của bà con Châu Thành

  • 01/08/2019
  • 481 đã xem
  • Bình luận

Những năm gần đây, cây chanh không hạt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho dân huyện Châu Thành, Hậu Giang. Loại cây này cho trái quanh năm, thời gian thu hoạch trong vòng 18 tháng.

Để có được thành quả hiện tại, bà con phải trải qua quá trình trồng thử để đúc rút kinh nghiệm. Những ngày đầu, do canh tác theo kinh nghiệm truyền thống nên sản lượng và chất lượng của chanh chưa cao. Để giải quyết vấn đề này, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành phối hợp cùng Sở Nông nghiệp, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đã xây dựng quy trình trồng chanh không hạt theo VietGAP, tạo hướng đi mới cho bà con.

phuong-thuc-trong-chanh-dat-hieu-qua-cua-ba-con-chau-thanh

Nụ cười hạnh phúc của người dân khi chanh được mùa. Ảnh: vca.

Trong quy trình này, khâu chọn giống được đặc biệt chú trọng. Hợp tác xã tổ chức nhân giống trực tiếp hoặc người dân mua giống tại các cơ sở được nhà nước cấp phép. Cây giống được ghép từ cây chanh tàu bông tím, không dùng cây chiết vì sức phát triển và khả năng kháng bệnh của cây chiết khá kém.

Ở khâu gieo trồng, do cây chanh không hạt ưa sáng và nên mật độ trồng được tính toán phù hợp là 600-800 cây trên một ha, liếp rộng khoảng 5-6m. Do vậy, các vườn chanh ở địa phương luôn thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi bà con đi lại và chăm sóc.

Ngoài nguồn cây giống đảm bảo, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dùng cho cây chanh luôn đảm bảo đúng liều lượng, đúng thời điểm, tuân thủ thời gian cách ly an toàn. Khi tham gia vào VietGAP, bà con phải nắm rõ cả cách sử dụng lẫn cách bảo quản hóa chất. Hóa chất được bảo quản trong kho chứa thoáng mát, bên trong có dán nội quy, khóa cẩn thận và hạn chế người ra vào. Giá xếp thuốc bảo vệ thực vật được sắp xếp khoa học, không xếp thuốc dạng lỏng trên thuốc dạng bột. Sau quá trình sử dụng, vỏ đựng hóa chất được tiêu hủy đúng quy định, đồ dùng được vệ sinh đúng cách, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

Ngoài ra, mỗi hộ dân đều có quyển sổ nhật ký nông hộ để ghi chép lại toàn bộ quá trình phát triển của cây chanh. Qua đó, người nông dân kiểm soát được dư lượng hóa chất và nắm được tình trạng cây qua các thời kỳ. Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất, kết quả phân tích đất, nước, quả đều được cán bộ hợp tác xã lưu giữ lại. Việc này giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng, thuận lợi khi cần.

Với những nỗ lực trên, tháng 4/2012, Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 6 đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 12 hộ dân huyện Châu Thành đang canh tác chanh không hạt. Đây là động lực để giống chanh không hạt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có cơ hội phát triển và được biết đến rộng rãi hơn.

Như Quỳnh

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi