Cách dùng bếp từ an toàn và có hại cho sức khỏe?

  • 07/01/2020
  • 919 đã xem
  • Bình luận

Các nhà khoa học từng đưa ra nhiều khuyến cáo về tác hại của bức xạ từ nói chung lên những người thường xuyên tiếp xúc với nó, theo đó, các bức xạ ion là một trong những tác nhân dẫn đến ung thư. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người cũng có thể bị ảnh hưởng từ bức xạ từ này.

Khi tiếp xúc quá nhiều với bức xạ từ sẽ dẫn đến rụng tóc, ung thư da, đục thủy tinh thể. Tuyến giáp cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến cường giáp, ung thư tuyến giáp. Các bệnh khác cũng nằm trong danh sách tác hại từ bức xạ từ như ung thư phổ, nhiễm trùng máu, buồn nôn, ói mưa, tiêu chảy, tiêu diệt tế bào thần kinh, suy tim.

Đối với vấn đề sinh dục, bức xạ từ có thể gây suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đối với xương tủy, bức xạ từ ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như máu trắng, ung thư máu. Bếp từ hoạt động theo nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ. Khi bật bếp, một dòng điện chạy qua cuộn dây, tạo ra một từ trường biến thiên, nhưng không tạo ra nhiệt. Chỉ khi bạn đặt chảo hoặc nồi thép không rỉ lên bếp, từ trường sẽ làm cho dụng cụ này nóng dần lên, làm chín thực phẩm. Nhiều người lo ngại không biết việc sử dụng bếp điện từ có ảnh hưởng tới sức khỏe, nguy cơ nhiễm sóng từ từ loại bếp này như thế nào? Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa TP. HCM: Có nhiều loại sóng điện từ, trong đó, sóng điện từ của bếp từ là sóng trung tần, có cường độ rất thấp, chỉ từ 20kHz đến 30kHz (chênh lệch hoàn toàn với sóng viba của lò vi sóng – 2,4 GHz), và chỉ tác động trực tiếp đến phần nồi đun. Khi phát ra, sóng có hình elip, hoạt động trong 1cm trên bề mặt bếp nấu, không lan rộng nên sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.

Sự thật "kinh hoàng" về việc dùng bếp từ có hại cho sức khỏe? - 1
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Trong khi đó, lúc nấu nướng, người dùng thường đứng cách bếp khoảng 30 -50 cm, chứ không áp sát như điện thoại di động, nên dòng từ trường hoàn toàn không ảnh hưởng.

Các bếp từ loại tốt sẽ có sóng điện cường độ cực thấp, đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông thường, kể cả người có tiểu sử bệnh tim mạch, thần kinh. Các nhà khoa học cũng cho rằng, tần số hoạt động của bếp từ nếu đạt tiêu chuẩn an toàn là từ 20 kHz đến 23 kHz. Hiện nay, nhằm kiểm soát mức độ an toàn của bức xạ từ này, chính phủ các nước châu Âu đã đưa ra chỉ thị EMC - là chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương thích điện từ của thiết bị. Chỉ thị EMC được áp dụng tại 27 nước thành viên EU. Để được cấp chứng nhận này, các sản phẩm phải trải qua rất nhiều lượt kiểm tra nghiêm ngặt của các tổ chức cấp phép.

Riêng với sản phẩm bếp từ phải có tần số bức xạ thấp hơn nhiều chục lần so với ngưỡng tiêu chuẩn an toàn chung cho các thiết bị. Do đó, các sản phẩm bếp từ có chứng nhận này tuyệt đối an toàn, không hề gây nguy cơ nhiễm xạ. Vì thế, khi mua bếp từ, người tiêu dùng nên kiểm tra các loại bếp từ nhập khẩu liệu đã được cấp chỉ thị này hay chưa.

Bếp từ và những tính năng tiện ích  an toàn hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của từng hãng bếp. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn bếp chính hãng, có chứng nhận chất lượng để có thể an tâm trong suốt quá trình sử dụng, không nên chọn những loại bếp không rõ nguồn gốc vì rất dễ hỏng hóc và kém an toàn.

Việc sử dụng, bảo quản bếp từ cũng là một trong những yếu tố quyết định độ bền của bếp. Người tiêu dùng phải chú ý đến nguồn điện, bao gồm dây nguồn và ổ cắm. Vì bếp từ có công suất cao nên nguồn điện cần ổn định. Sau khi đun nấu, nên tắt nguồn bếp bằng nút OFF chứ không nên rút thẳng dây cắm điện ra, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến phần quạt giải nhiệt cho các linh kiện, không tốt cho bếp.

Nguồn: Internet

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi