Hiện nay, nhiều địa phương, doanh nghiệp áp dụng “nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, trồng trọt cho cây trồng đạt được năng suất cao. Vậy, những lợi ích và khó khăn khi sử dụng “Nông nghiệp công nghệ cao” mà họ nhận được khi áp dụng như thế nào?
Chúng ta thường nghe nông nghiệp công nghệ cao, vậy nó là gì?
Một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, tạo những đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản, thoả mãn nhu cầu của xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững được gọi là nền nông nghiệp công nghệ cao.
Lợi ích và khó khăn khi sử dụng “Nông nghiệp công nghệ cao”.
Lợi ích
+ Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho phép tạo ra được những nông sản có năng suất cao, chất lượng tốt, tươi sạch an toàn. Người tiêu dùng có thể tiếp cận được sản phẩm tốt, sản phẩm sạch với giá cả tốt hơn.
+ Bên cạnh đó, nền nông nghiệp công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao như cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất đến thu hoạch, sơ chế và bảo quản nông sản. Tích hợp CNTT ứng dụng trong quản lý sản xuất nông lâm thuỷ sản như theo dõi quá trình sinh trưởng, giám sát, điều tiết, dự báo giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Ví dụ như có thể giám sát, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm để biết khi nào cần cung cấp nước, khi nào cần tăng, giảm nhiệt độ, làm mát, phun sương, bón phân nhằm tạo ra được nông sản chất lượng tốt, đồng đều.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống, tạo giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết, năng suất cao, chống chịu tốt.
+ Ngoài những lợi ích trên, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp còn mang lại giá trị kinh tế cao, nguồn thu nhập lớn và ổn định trên những sản phẩm chất lượng tốt, sạch, an toàn và giá cả phải chăng.
Khó khăn:
+ Khi áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, nhiều địa phương, doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn.
+ Vốn: Để áp dụng tốt, cần nguồn vốn đầu tư rất lớn cho công nghệ, nghiên cứu, vườn trồng cây. Theo tính toán, cần khoảng 400 triệu đồng để đầu tư nhà màng trồng dưa lưới với hệ thống tưới tiêu đạt chuẩn hay cần khoảng 1,5 tỷ đồng để đầu tư sản xuất rau xà lách,... Vì vậy, một nguồn vốn đầu tư lớn cộng với thời gian xoay vòng vốn khá lâu khiến nhiều doanh nghiệp còn e dè.
+ Cơ chế pháp lý về đất đai như sở hữu, giấy tờ đất chưa rõ ràng khiến nhiều doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cũng như những điều luật về kiểm soát, bảo vệ nhằm tạo điều kiện cho họ có thể an tâm tiếp cận làm ăn lâu dài.
Xem thêm: Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam – Có đáng lo hay không?
Ứng dụng công nghệ cao trong triển khai nông nghiệp được áp dụng mạnh mẽ ở nhiều vùng mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau quả, hoa, bò sữa, tôm,... ở những tỉnh như Lâm Đồng, Nghệ An, Kiên Giang,... Những hoạt động hỗ trợ, xúc tiến thương mại có thể làm tăng hiệu quả kinh tế khi sử dụng công nghệ này vào trong sản xuất nông nghiệp.
(Nuôi tôm công nghệ cao)
Trên đây là một số lợi ích và khó khăn khi sử dụng “Nông nghiệp công nghệ cao”. Đây sẽ là một trong những bước đột phá lớn trong nông nghiệp khi ứng dụng thành công công nghệ này.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi nongsanngon.com.vn của chúng tôi!