Hầu như trong tất cả phương diện lĩnh vực đời sống xã hội đều có sự góp mặt của bảo hiểm.
Một số bảo hiểm nổi bật là bảo hiểm doanh nghiệp ,bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế,....Thậm chí trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có bảo hiểm. Vậy bảo hiểm nông nghiệp là gì? Có cần thiết mua bảo hiểm nông nghiệp hay không?
hình minh hoạ
Bảo hiểm nông nghiệp một trong những sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Nó nằm trong danh sách 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện hành. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Nông nghiệp mang lại nguồn thu chính cho người dân Việt Nam, đóng góp to lớn vào GDP. Tuy nhiên mỗi năm thiên tai, dịch bệnh đã cướp đi của người nông dân Việt Nam khối tài sản ước tính 1,5%GDP. Chính vì vậy người nông dân cần có sự bảo đảm thành quả và công sức lao động mà họ bỏ ra. Bảo hiểm nông nghiệp ra đời từ nhu cầu này.
Dù Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng bảo hiểm nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng rất ít. Dù bảo hiểm nông nghiệp xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1982 song cho đến nay phí bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm rất ít trong tổng doanh thu các loại phí bảo hiểm phi nhân thọ. Kể từ năm 2013 cho đến nay bảo hiểm nông nghiệp được triển khai trên cây lúa, gia súc, gia cầm, thủy sản ở 20 tỉnh, thành phố. Có rất ít nông dân, nhà doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Hầu như các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản đều không được bảo hiểm. Thực tế này cho thấy người nông dân chưa hiểu được tầm quan trọng, tính cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp.
Các chuyên gia giải thích nguyên nhân khiến bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất ít, do: Thứ nhất, Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp manh mún. Khi quy mô nhỏ họ không cần đến bảo hiểm nông nghiệp vì không đủ tài chính để đóng phí. Phí bảo hiểm nông nghiệp là một số tiền không hề nhỏ. Người mua bảo hiểm nông nghiệp phải đóng khoản phí này định kỳ và tất nhiên nó được tính vào chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất tăng thì giá bán cũng tăng lên. Điều này khiến nông sản của họ khó bán hơn, khó cạnh tranh hơn.
Thứ hai, bảo hiểm nông nghiệp vận hành theo kiểu truyền thống. Căn cứ tính tiền bồi thường
. Và loại hình bảo hiểm truyền thống căn cứ, xác định trên thiệt hại rủi ro. Trong khi vấn đề xác định rủi ro không hề đơn giản trong nên sản xuất nhỏ, khiến chi phí xác định rủi ro của doanh nghiệp tăng lên rất lớn. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường lỗ khi áp dụng các giải pháp theo cách truyền thống.
Thứ ba, nền tảng về mặt pháp lý và thể chế của vấn đề bảo hiểm chưa chuẩn. Bảo hiểm là hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp bảo hiểm và muốn hợp đồng này tốt thì phải có môi trường pháp lý và thể chế tốt. Khi một bên phá hợp đồng hoặc không tuân thủ hợp đồng, thì cách xử lý cũng rất khó giải quyết. Cơ sở pháp lý cho những vấn đề này vẫn còn thiếu và yếu.
Thứ tư, chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Mặc dù Nhà nước rất quan tâm nhưng trong thời gian vừa qua chính sách chưa được mạnh mẽ. Câu chuyện hỗ trợ còn khiêm tốn, bình thường với một nền nông nghiệp mới phát triển khi nông dân tham gia BHNN thì Nhà nước cần hỗ trợ bước đầu để nông dân làm quen khi tham gia trong giai đoạn đầu, yên tâm trong sản xuất.
Bảo hiểm nông nghiệp phục vụ đối tượng khách hàng là người nông dân, chiếm 70% dân số Việt nam. Tuy số lượng khách hàng đông đảo song trình độ dân trí, nhất là hiểu biết về bảo hiểm, chưa cao. Khó khăn lớn mà doanh nghiệp bảo hiểm gặp phải là thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm quá cao thì khách hàng không đủ khả năng tài chính. Hoặc nếu năm thứ nhất không xảy ra tổn thất, không được bồi thường thì đến năm thứ hai, khách hàng cũng sẽ không tiếp tục tham gia bảo hiểm. So với đầu tư bảo hiểm trong nông nghiệp Israel thì hầu hết vốn đầu tư là từ chính phủ (gồm cả đầu tư từ ngân sách và kêu gọi vốn đầu tư qua quỹ đầu tư mạo hiểm). Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cũng có thể đổ vào các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân song cơ cấu quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Israel chiếm quy mô lớn. Do chính phủ trực tiếp đi kêu gọi vốn nên nguồn vốn đầu tư thu được sẽ cao hơn, bởi nhà đầu tư tin tưởng và an tâm hơn về tính chắc chắn khi chính phủ trực tiếp quản lý quỹ.
Nguồn tổng hợp