Cách chọn gà cúng Tết may mắn, tài lộc

  • 26/12/2021
  • 1014 đã xem
  • Bình luận

Vào mỗi dịp Tết nguyên đán (Tết âm lịch), gà là một món lễ không thể thiếu trong mâm cúng của mỗi gia đình người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa biết hoặc không chú ý đến việc chọn gà cúng Tết như thế nào cho may mắn, tài lộc trong năm mới. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chọn gà cúng Tết mang lại tài lộc, may mắn.

1. Chọn loại gà cúng Tết

Vấn đề quan trọng đầu tiên trong cách chọn gà cúng Tết may mắn là phải chọn loại gà phù hợp. Hiện nay, chúng ta hai loại gà đó là gà trống và gà mái. Tuy nhiên, không phải loại gà nào cũng có thể sử dụng để cúng Tết.

Thông thường, dịp Tết là những ngày đầu năm mới, gia đình Việt sẽ có nhiều lễ cúng với các lễ vật, món cúng khác nhau. Gà cúng cũng sẽ được bố trí ở nhiều bàn thờ khác nhau, chế biến các món khác nhau.

Món gà quan trọng nhất là gà luộc để cúng ở mâm cỗ lớn, mục đích cúng ngoài trời hoặc cúng gia tiên, ông bà. Đối với món gà này, bạn nên chọn gà trống để cúng. Gà trống cho mâm cúng thể hiện phù hợp với truyền thống, quan điểm dân gian để lại. Bởi gà trống có mào đỏ lớn, chân có vuốt, có cựa đẹp, sắc sảo hơn so với gà mái. Bên cạnh đó, gà trống cũng là đại diện cho sự mạnh mẽ, làm chủ của người đàn ông trong gia đình nói riêng và trong trời đất nói riêng.

 

2. Chọn giống gà nào

Trên thị trường hiện nay có sự xuất hiện đa dạng các giống gà với nhiều kích thước, màu sắc vô cùng bắt mắt. Tuy nhiên, không phải bất cứ giống gà nào cũng được sử dụng cho lễ cúng vào dịp Tết, nhất là lễ cúng đầu năm (cúng giao thừa) và những lễ cúng lớn khác.

Theo tập tục truyền thống của người Việt Nam nói chung, giống gà kiến luôn là sự lựa chọn cho mọi lễ cúng. Bởi đây là giống gà thuần Việt, loại vật nuôi có từ lâu đời và hầu như có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước. Tết đến, xuân về, thật không quá khó khăn khi thấy những chiếc lồng nhiều gà kiến bán ở chợ.

Gà kiến rất dễ nhận biết, phân biệt với những giống gà khác. Tuy nhiên, nhiều gia đình mong muốn lựa chọn những chú gà trống kiến do nhà nuôi, thịt ngon, khi luộc xong da có màu vàng ươm thì phải cần là người tinh mắt. Vì ngày nay công nghiệp phát triển, có nhiều giống gà có màu sắc, dáng dấp tương tự như gà kiến, ví dụ như gà lai hay còn gọi là gà tam hoàng. Một dấu hiệu nhận biết giống gà trống kiến đó là kích thước vừa phải, từ khoảng 1,5 đến 2,5 kg, chân nhỏ, mào đỏ, to, và sắc sảo móng vuốt và móng cựa sắc, thon hơn gà tam hoàng.

3. Độ tuổi của gà

Cách chọn gà cúng Tết hoàn hảo, tiền tài, phát lộc hay không còn phụ thuộc lớn vào độ tuổi của con gà làm lễ cúng. Thông thường, một chú gà trống thịt sẽ được nuôi lâu hơn để thịt được dai, chắc và có vị ngọt khi ăn. Còn đối với chú gà trống làm lễ vật cho mâm cúng phải ở một độ tuổi nhất định.

Bạn có thể nhận biết dựa vào những biểu hiện về ngoại hình của chúng như: Mào đỏ tươi, to và có những cạnh nhô lên rõ ràng. Gà đã có đuôi dài, mượt; ưu tiên những chú gà có da màu vàng tươi. Chân gà đã mọc cựa gà, có móng vuốt. Đôi chân gà là đặc điểm quan trọng nhất, bởi quan niệm của người Việt Nam rằng tài lộc, sinh mệnh và vận mệnh của cả gia đình đều thể hiện rõ ở đôi chân gà sau khi luộc xong. Vì vậy, đừng quên yếu tố này nhé.

4. Cách làm và luộc gà cúng Tết

Bên cạnh việc bỏ túi cách chọn gà cúng Tết thì cách làm gà cúng Tết cũng quan trọng không kém để một năm được vạn sự như ý, tiền lộc đầy nhà. Làm gà cúng quan trọng và phải theo một trình tự nhất định, để thành phẩm vừa mang tính tôn nghiêm, vừa mang tính thẩm mỹ cho mâm cúng gia đình dịp Tết.

cách luộc gà cúng

Để làm gà cúng Tết đẹp, bạn hãy làm tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị  

- Một con dao đã được mài thật sắc. Thường sử dụng dao nhỏ để dễ cầm và cắt tiết.

- Một dĩa vừa để đựng tiết gà

- Nước sôi 100 độ C

- Một chậu đựng nước lớn

Bước 2: Làm gà cúng

– Tóm 2 chân gà giữ bằng 1 chân của bạn, tương tự tóm 2 cánh và giữa bằng chân còn. Cầm ngược đầu gà cân sao nằm ở lòng dĩa đã chuẩn bị sẵn, cách dĩa khoảng 5 cm. Giữ chặt vừa đủ cánh và chân gà vì cầm quá chặt sẽ làm tím hoặc gãy phần cánh, chân gà.

– Vặt lông ở vùng cổ, ngay dưới phần tai gà cách khoảng 1cm và theo nguyên tắc “Trống cắt tai, mái cắt cổ” để cắt tiết. Cách này sẽ được nhiều tiết nhất và chảy hết máu, không làm tím gà. Tiết không chảy hết khi luộc gà sẽ màu đen, không đẹp mắt. Hứng tiết chảy xuống đến khi hết tiết chảy ra, bắt đầu gà vào cánh để một lúc cho gà chết hẳn rôi mới trụng nước sôi để vặt lông.

– Cho gà vào chậu đã sẵn nước sôi. Nhúng gà vào chậu rồi dùng đũa lớn để trở gà qua về từ 2 – 3 lần. Sau đó dùng tay thử nhổ lông ở vùng bất kỳ, lông ra dễ dàng thì lấy gà ra và vặt lông. Vặt lông ngược lại chiều lông mọc cho nhanh và sạch.

– Sau khi vặt hết lông lớn, xát muối đều lên thân gà để giảm mùi hôi tanh của gà và sạch lông măng.

– Mổ gà: Có 2 cách, đó là mổ phanh và mổ moi. Thông thường, gà cúng sẽ mổ moi để nguyên con và khi luộc gà sẽ đẹp hơn.

+ Đầu tiên, bạn rạch một đường nhỏ khoảng 2 – 3cm ở diều gà. Sau đó, lôi toàn bộ cuống họng, diều gà ra.

+ Tiếp theo, ở phần hậu môn, cách hậu môn khoảng 2 – 3 cm, bạn rạch 1 đường khoảng tầm 4cm. Sau đó, tiếp tục lôi hết ruột gan, nội tạng bên trong con gà. Nhớ nhẹ nhàng, kỹ lưỡng nếu không sẽ bị nát các bộ phận, vỡ mật gây đắng và bỏ riêng những phần này.

Đối với mổ phanh thì rạch một đường từ cổ xuống hậu môn, phần nội tạng xử lý như mổ moi.

– Sau khi mổ gà xong thì rửa lại bằng nước sạch. Cắt rời hai chân (giò) gà ra, tại phần khớp sụn giữa phần đùi và phần chân giò của gà.

– Bước cuối cùng, tùy tập tục hoặc lựa chọn cách dễ hơn để xoáy gà. Bạn có thể dùng lạt xỏ qua mũi gà, tiếp theo vòng lạt qua hai cánh rồi buộc chặt. Cách 2, bạn lấy hai cánh gà xiên qua lỗ cắt tiết đâm thẳng ra phía mỏ gà, phần cánh nhô ra khỏi miệng gà khoảng 1cm.

- Bước 3: Luộc gà cúng

Sử dụng nồi sâu lòng để luộc gà cúng. Đun nước sôi 100 độ C sau đó đập vài củ hành tím lên đun cùng gà cúng. Ngay khi nước còn lạnh cho gà cúng vào nồi để thịt gà sẽ chín dẫn và chín đều từ bên ngoài vào bên trong. Nếu cho gà lên khi nước đang sôi sẽ làm nứt da gà.

Trong quá trình luộc, khi nước sôi lên thì bắt đầu giảm lửa nhỏ lại, để nước sôi lớn sẽ làm phần thịt hở toe ra, co lại trông rất xấu, Luộc gà trong vòng 30 phút sau đó tắt bếp, đậy kín khoảng 20 phút rồi vớt gà ra, bỏ lên dĩa đặt mâm cúng.

5. Những điều kiêng cử khi chọn và làm gà cúng Tết

Mỗi lễ cúng là một con gà, không nên dùng 01 con gà cho nhiều lễ khác nhau.

Người cắt tiết thường là nam giới, nếu phụ nữ thì phải không đang trong thời gian đang kỳ kinh nguyệt.

Khi đặt gà cúng trên bàn thờ thường người ta đặt đầu gà quay hướng vào với bát hương tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.

Phía trên là những chia sẻ của mình về kinh nghiệm cách chọn gà cúng Tết may mắn. Hi vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn trong những ngày Tết sắp tới. Chúc bạn một năm mới sum quầy và hạnh phúc trọn vẹn bên gia đình.

Liên hệ đặt mua gà cúng làm sẵn: 0936666809 (zalo / sms/ call)

 

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi