Chợ Sài Gòn - Ký ức một thời người dân Sài Gòn

  • 01/08/2019
  • 954 đã xem
  • Bình luận

Nói tới chợ Sài Gòn phải kể tới những ngôi chợ đã thành tên tuổi và in sau trong trí nhớ người Sài Gòn qua nhiều thế hệ như chợ Bến Thành, chợ Cũ, chợ Tân Định, chợ Bà Chiểu, chợ An Đông, chợ Bình Tây, chợ Bà Hoa, chợ Xóm Chiếu và chợ Dân Sinh vv…

Mỗi ngôi chợ đều mang nét riêng, không chỉ đơn thuần là bán thực phẩm hay những loại hàng hoá giống nhau đâu.

Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất.Chợ nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang tại phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích: 13.056 m². Ngành hàng kinh doanh chủ yếu: Quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi...

Len lỏi giữa các gian hàng, du khách chắc chắn sẽ choáng ngợp với sự đa dạng mặt hàng ở đây. Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món đồ ưng ý từ những quà lưu niệm bé tí như vòng cổ, hoa tai, ví, khăn,… đến những trang phục truyền thống hay cặp sách,…

Chợ khi về đêm “Rực rỡ – Nhộn nhịp” là những gì có thể thấy ở chợ Bến Thành khi trăng lên. Dường như đây mới là thời điểm “sống thật” của khu chợ này. Nhiều hoạt động giao thương, nhiều khách du lịch và người dân địa phương tham quan, thưởng thức các món ăn, sẵn sàng sống với một “Sài Gòn thứ 2” – Sài Gòn về đêm.

 Ở chợ Xóm Chiếu (quận 4 - TPHCM) ta có thể mua những mẻ tôm tép nhảy tanh tách kéo từ xong mà không siêu thị nào có được. Chợ Bà Hoa thì của người Quảng hay người miền Trung nào Sài Gòn nào không biết? Món mì Quảng sẽ không thể đúng vị, nếu không mua được nắm củ nén (hay ném) từ chợ. Chợ Dóc trên đường Chu mạnh Trinh quận 1, không có nhà lòng chợ chỉ có những sạp hàng trên phố và trong những con hẻm, nhưng vẫn là một ngôi chợ lâu đời và chuyên bán các thực phẩm để nấu các món Bắc. Bánh cuốn nhân thịt nơi đây là “ số dzách", từ bao năm và giờ vẫn thế. Để có những bông hoa đẹp và đa dạng chỉ có thể đến chợ Hồ Thị Kỷ quận 10, phải đi từ sáng sớm sẽ vô cùng thích thú trong không khí tươi mát của hừng đông Sài Gòn, trong hương hoa sắc của hoa từ mọi miền đất nước,nhưng không ví thế mà chợ mất đi không khí khẩn trương và sôi động, vốn luôn là đặc trung của nhửng khu chợ phương Nam.

Thành phố song sinh với Sái Gòn là cả một cái chợ - Chợ Lớn. Chợ Bình Tây rộng 25 ngàn mét vuông được thương nhân người Hoa, Quách Đàm xây dựng từ năm 1930, vẩn giữ được vẻ ngoài đồ sộ thật ấn tượng và tới nay vẫn là chợ sỉ của thương lái miệt vườn Nam Bộ. Chợ vải Soái Bình Lâm gần đó, dù không còn thời kỳ vàng son sầm uất nữa, nhưng những sạp hàng và cách buôn bán không thay đổi, vẫn xứng đáng là điểm nhấn của" phố vải”, gần chợ lớn có chợ Kiêm Biên , chợ Xã Tây những ngôi chợ với cái tên mọc mạc nhưng in dấu đến lịch sử phát triển đô thị Sài Gòn.

Chợ Thái Bình nằm ở trung tâm quận 1, tương truyền đây là ngôi chợ trời đầu tiên của Sài Gòn hợp vào buổi sáng dưới bóng cây da xà. Một món hàng đặc biệt chỉ chợ này bán đó là lại đền đất đốt bằng dầu dừa hoặc dầu đậu phộng, hình dáng cây đèn là một người đang quỳ, hai tay chấp lại, trên đầu đội thếp dầu, nên chợ có tên là" chợ cây đa thần mọi" cái tên thật giản dị của ngôi chợ vá cách đặt tên theo kiểu “có gì xài nấy".  

Và cuối cùng ta không thể bỏ qua chợ Tân Định, có lẽ bên cạnh chợ Bến Thành và chợ Bình Tây thì chợ Tân  Định là một trong những ngôi chợ còn lưu giữ được mặt tiền từ thời Pháp (1926) khá nguyên v ẹn và đẹp. Vào những năm 80, 9- của thế kỷ trước, chợ Tân Định nổi tiếng là nơi bán nhiều vải đẹp và hiếm, là nơi các bà và cô Sài thành thường xuyên lui tới.Ngay cửa hông của chợ có một hàng bánh đa kê của một cụ bà người Bắc và những  hàng cháo sườn luôn nghi ngút khói, khiến cả con nít lẫn người lớn luôn mê mẩn.

Như bất kì nơi nào trên đất nước hình chữ S này, những ngôi chợ lớn ở Sài Gòn dù có lồng chợ hay không, là chợ có lịch sử lâu đời, kiến trúc cổ kính hay chỉ là chợ chồm hổm đều là những thực thể sống của người thành phố xưa và nay.

Cùng với năm tháng, chúng cũng thay đổi theo sự đổi thay của con người. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, chì mong sao những giá trị của chợ truyền thống vẫn được người trân trọng và gìn giữ. Cái linh khí của đất, cái hồn của người nằm trong những giản dị mang tên chợ đó. Đừng để tới một ngày, phải sang xứ lạ mới biết thế nào là ‘ đi chợ".

Tham khảo:  Sài Gòn những mùa yêu (Tác giả Trần Thuỳ Linh)

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi