Các loại nấm dùng để chế biến các món nấm ngon có lợi cho sức khỏe con người:
1/ Nấm tai mèo (Mộc nhĩ)
Nấm tai mèo, nấm mèo hay mộc nhĩ thường được sử dụng để xào với thức ăn, có giá trị dinh dưỡng cao như chất xơ, lipid, vitamin B1,B2… hỗ trợ tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, sử dụng nấm mèo đúng cách cũng là một điều quan trọng. Thứ nhất, nấm mèo khô nên được sử dụng để chế biến thay cho nấm mèo tươi vì ở nấm tươi có morpoline nhạy cảm với ánh sáng, kích ứng da sau khi ăn mà tiếp xúc ngay với ánh nắng mặt trời. Thứ hai, chỉ ngâm nấm mèo khô trong vòng 3-4 tiếng và sử dụng liền, tránh để trường hợp các chất độc sinh ra nhiều do ngâm quá lâu. Thứ ba, không sử dụng nước nóng ngâm nấm vì nước nóng làm chất morpholine trung hòa nhanh hơn.Cuối cùng, không sử dụng nấm mèo đối với phụ nữ mang thai vì nấm có tính hàn mạnh không tốt cho mẹ và bé.
Xem thêm: Cách chế biến thịt nạc heo
- Món ăn làm từ nấm mèo:
Các loại nấm thường là nguyên liệu để chế biến đồ chay thông dụng nhất. Và mộc nhĩ xào với giá hay kết hợp với đậu hũ và ớt chuông sẽ làm cho thực đơn ăn chay của bạn trở nên phong phú và đặc biệt lạ miệng hơn khi kết hợp với ớt chuông.
Để làm đồ mặn thì có thể kết hợp mộc nhĩ và thịt bò, hay nếu bạn không muốn đơn thuần làm đồ ăn kèm với cơm thì hãy sử dụng thêm bún tàu và trứng thích hợp cho những bạn có chế độ ăn lowcarb, cắt giảm tinh bột.
2/ Nấm rơm
Trong các loại nấm thì nấm rơm khá thông dụng và dễ ăn, dường như có sẵn trong bếp của hầu hết gia đình. Nấm là loại nguyên liệu khá phức tạp khi chế biến vì hầu hết các loại nấm có độc tính, phải sơ chế kĩ và sử dụng đúng cách thì mới có thể loại bỏ tối đa độc tố của nấm. Tuy nhiên, nấm rơm lại là loại nấm lành tính, không độc hại và còn giàu dinh dưỡng như protid, vitamin A,B1,B2,D… Hơn nữa, đối với người bệnh ung thư, nấm rơm có tác dụng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư giúp trị bệnh tốt hơn. Khâu sơ chế nấm rơm không cần loại bỏ độc nhưng vẫn cần lưu ý để không làm mất dưỡng chất của nấm như không ngâm hay rửa nấm quá kĩ, không xào trong nồi nhôm hay nhiều dầu mỡ, không nấu nấm ở nhiệt độ quá thấp…
- Món ăn làm từ nấm rơm:
Các món chay phổ biến được chế biến với nấm rơm thường có nấm rơm kho với đậu hũ hay nấm xào sả ớt nếu bạn nào muốn có một ít vị cay nồng để tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Nấm rơm có thể xào đơn giản với các loại rau củ như cà rốt, hành tây, ớt chuông, dưa leo, thơm… hay nấu canh chung với mướp, cải xanh cũng sẽ bỏ sung nhiều chất xơ cho bữa ăn chay của bạn.
Đối với các món mặn, bạn sẽ không thể bỏ qua món nấm rơm kho thịt ba chỉ sẽ làm cho bữa cơm gia đình đậm đà, thơm ngon hay nếu thích hải sản bạn có thể cho nấm rơm xào với tôm, cải ngọt sẽ làm phong phú thực đơn gia đình bạn
3/ Nấm hương (Nấm đông cô)
Bên cạnh nấu rơm, nấm đông cô cũng là một nguyên liệu khá phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Nấm đông cô cũng là một nguồn protein mạnh vì trong nấm có các axit amin thiết yếu. Đặc biệt nấm đông cô còn là cứu tinh cho làn da của bạn thay vì dùng các loại thuốc hay mỹ phẩm khác, nấm đông cô giúp làn da trở nên căng mịn, đầy sức sống và còn đánh bay các vết sẹo thâm, làm da trắng sáng. Cũng như các loại nấm khác, nấm đông cô cũng không nên được nấu quá lâu, tầm 7-10 phút thì nấm sẽ giữ đủ các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe cho bạn.
- Món ăn làm từ nấm đông cô:
Nấm đông cô có vị ngọt thanh nên nếu muốn có bữa cơm đơn giản, bạn chỉ cần
kho nấm với nước tương hay xào nấm với bông cải xanh. Cầu kỳ hơn bạn có thể kết hợp nấm và đậu hũ làm món đậu hũ nhồi nấm. Và đặc biệt nếu bạn muốn mang hương vị lạ đến bữa cơm chay, hãy dùng cải mù tạt xanh để thay đổi món ăn cho đỡ ngán nhé !
Còn về phần món mặn, để tăng thêm độ ngọt thanh của nấm hãy chế biến chung với hải sản như sò điệp, tôm hoặc hầm với giò heo cũng có thể giữ nguyên dưỡng chất, vị ngọt của nấm
Các món nấm ngon thật đa dạng phải không nào ? Hy vọng với những gợi ý trên có thể giúp cho thực đơn của bạn phong phú hơn, bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi Nông Sản Ngon của chúng tôi !
Xem thêm: Khám phá những lợi ích của cam dành cho sức khỏe con người