Chuối là loại trái cây quen thuộc, giàu chất dinh dưỡng, tác dụng của chuối mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Cách trồng và chăm sóc chuối thì ngược lại vô cùng đơn giản. Chuối là cây trồng ít kén đất, sống được trong độ pH =4,5 - 8, nhưng thích hợp nhất trong khoảng 6-7. Chuối già có nhiều loại: già lun, già hương, già cui, già Nam Mỹ, tiêu hồng...
1. Chuẩn bị đất trồng
Trước tiên cần tạo liếp, tuỳ vào địa hình cao thấp mà làm kiếp phù hợp. Nên làm liếp vào đầu hay giữa mùa nắng để đất có thời gian khô, khi mưa xuống đất bong ra là bắt đầu trồng cây được. Chuối trồng 2 hàng theo hình nanh sấu có bề ngang mặt liếp khoảng 5m, nếu 3 hàng thì bề ngang liếp phải từ 7m trở lên.
2.Thời điểm trồng thích hợp
Nên trồng chuối vào mùa mưa để cây có đủ nước và không phải mất nhiều công tưới, nhưng cần lưu ý cũng cần cho đất thoát nước tốt để tránh ngập úng. Nếu đủ lượng nước tưới cho chuối thì nên trồng bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, nên trồng ở tháng có nhiệt độ thấp, ẩm để thân ít bị mất nước.
3. Chọn cây giống.
Bạn có thể tìm mua chồi cây (chồi nhỏ mọc ra từ gốc của cây chuối) từ người trồng chuối khác hoặc từ vườn ươm, hoặc từ các trang web trực tuyến. Thân ngầm hoặc thân hành của cây chuối là phần gốc cây nơi chồi cây phát triển. Phương pháp nuôi cấy mô được tiến hành trong phòng thí nghiệm sẽ giúp gia tăng sản lượng quả. Nếu bạn dự định cấy ghép cây chuối trưởng thành, hãy đào một hố đất phù hợp với kích thước của cây và hãy tìm người giúp đỡ bạn.
Loại chồi tốt nhất để trồng là loại chồi có chiều cao 1,8 - 2,1 m và có lá hình gươm mỏng, tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng chồi cây nhỏ hơn nếu cây mẹ thuộc loại cây khỏe mạnh.Lá tròn, to là dấu hiệu cho thấy rằng chồi cây đang cố gắng để bù đắp cho sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết của cây mẹ.
Nếu chồi cây vẫn còn dính với cây mẹ, hãy sử dụng một chiếc xẻng và ấn mạnh theo hướng từ trên xuống dưới để tách chồi cây khỏi cây mẹ. Hãy nhớ giữ lại phần lớn thân ngầm (thân hành) nằm dưới mặt đất và rễ cây đi kèm với chồi cây.
Bạn có thể cắt phần thân ngầm (thân hành) không có nhiều chồi cây tốt thành từng mẩu nhỏ. Mẩu cây có chứa nụ (chồi cây nguyên thuỷ) sẽ phát triển thành một cây chuối mới, tuy nhiên, phương pháp này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn là sử dụng chồi cây trực tiếp.
4. Khoảng cách và mật độ trồng
Mật độ trồng thay đổi tuỳ thuộc vào khí hậu và đất đai, hoặc tuỳ vào số lượng con chuối cần chừa lại ở mỗi bụi mà quyết định khoảng cách trồng. Khoảng cách trồng giữa các hàng thường khoảng 2,0 - 2,5m và khoảng cách hợp lý nhất thường là 2m.
5. Phương pháp trồng.
Đào hố sâu 50cm và rộng 40-50cm, bón lót cho mỗi hố 10-15kg phân hữu cơ+ 100g NPK + 200gr phân bokozin.Trộn phân với đất cho vào khoảng nữa hố, tháo bỏ bịch nylon, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu ngang bằng mặt đất, lấp đất vào đầy hố, đất vừa qua cổ gốc chuối, ép đất xung quanh gốc cuối cùng tưới cho phần đất mới trồng cho cây ướt đẫm.
6.Bón phân cho cây
Mỗi tháng tại vị trí cách thân cây một đoạn ngắn, tìm mua phân bón, phân compost (phân từ rác thải công nghiệp và sinh hoạt), phân gia súc, hoặc hỗn hợp các loại phân này tại các cửa hàng. Ngay sau khi trồng, hãy bón phân quanh cây chuối theo hình vòng tròn và lặp lại chu kỳ này mỗi tháng.
Cây con cần 0,1-0,2 kg phân bón mỗi tháng, và con số này sẽ là 0,7-0,9 kg đối với cây trưởng thành. Lượng phân bón sẽ tăng dần theo sự phát triển của cây.
Nếu nhiệt độ hạ thấp dưới mức 14ºC (57ºF) hoặc nếu chuối chậm phát triển, hãy bỏ qua việc bón phân.
Phân bón thường đi kèm với ba chỉ số (N-P-K) là chỉ số Nitơ, Phốt pho (Potash), và Kali. Chuối cần một lượng lớn Kali nhưng các chất dinh dưỡng khác cũng quan trọng không kém. Bạn có thể sử dụng loại phân bón cân bằng (ba chỉ số N-P-K gần như bằng nhau) hoặc sử dụng loại phân bón giải cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong đất.
Không sử dụng phân gia súc chưa được ủ kỹ vì lượng nhiệt mà chúng phóng thích trong quá trình phân hủy có thể gây hại cho cây trồng.
7. Tưới nước cho cây
Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến khiến cây bị héo úa nhưng tưới nước quá nhiều có thể gây nên tình trạng thối rễ.
Nếu thời tiết mỗi ngày một ấm và không có mưa, bạn có thể sẽ cần phải tưới nước hằng ngày, nhưng chỉ nên tưới nước khi 1,5-3 cm lớp đất trên cùng có dấu hiệu khô cằn. Hãy dùng ngón tay để kiểm tra trước khi tưới nước.
Giảm lượng nước tưới cho mỗi lần nếu gốc cây bị ngập úng trong thời gian dài. (Tình trạng này có thể dẫn đến thối rễ).
Ở nhiệt độ thấp hơn, khi cây chuối còn non, bạn chỉ cần tưới nước một lần mỗi tuần hoặc cách tuần. Hãy nhớ kiểm tra độ ẩm của đất.
Lá cây giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa, vì vậy, hãy cẩn thận tránh để cây con chưa mọc lá bị ngập nước (chỉ cần làm ẩm đất là đủ).
Tưới nước vào vị trí bón phân để phân bón có thể thẩm thấu vào trong đất.
8. Đánh tỉa chồi non
Khi cây chuối đã trưởng thành và có nhiều chồi nhỏ, hãy loại bỏ chúng và chỉ để lại một chồi duy nhất để cải thiện sản lượng quả và sức khỏe của cây.
Cắt bỏ hấu hết mọi chồi cây trên mặt đất và phủ đất vào cây mới tỉa chồi. Nếu chồi cây mọc trở lại, hãy lặp lại phương pháp này nhưng hãy tiến hành cắt chồi sâu hơn.
Lớp chồi vẫn tiếp tục phát triển được gọi là lớp chồi non và chúng sẽ thay thế cây mẹ sau này.
Các cây đặc biệt khỏe mạnh có thể nuôi dưỡng hai lớp chồi non.