Bánh mì là món ăn quen thuộc của mọi nhà, hiện nay có vô số những hương vị bánh mì khác nhau nhưng một nhà khoa học yêu thích làm bánh là Seamus Blackley, ông đã sử dụng loại men có tuổi đời lên tới 4500 năm tuổi do chính mình chiết xuất ra để làm nên một ổ bánh mì đặc biệt.
Ông Seamus đã thu thập các mẫu men cổ từ đồ gốm Ai Cập 4500 năm tuổi. Ông đã đăng lên trang Twitter cùng với một nhà Ai Cập học và nhà vi trùng học quá trình cả 3 người cùng nhau làm bánh mì.
Họ đã tách và chiết xuất ra một loại men có chứa vi khuẩn cổ đại, sau đó trộn vào bột lúa mạch làm bánh mì và ủ lên men. Sau thời gian chờ đợi, các nhà khoa học đã sẵn sàng để nướng bánh mì.
Trang Bored Panda đã phỏng vấn tiến sĩ Serena Love, hiện là nghiên cứu viên danh dự về khảo cổ học tại Đại học Queensland, và một trong những nhà khoa học làm việc cùng với Seamus nói: "Tôi đã thu nhập một số mẫu vật cổ và làm việc trong nhiều tháng trời để tạo ra được một loại men cổ. Ban đầu chúng tôi muốn ủ bia nhưng sau đó muốn thử làm bánh mì".
Ổ bánh mì có men 4500 năm tuổi sau khi nướng xong có hình dạng không quá khác biệt, thế nhưng kết cấu của nó xốp, mềm, mùi thơm và có vị thật đáng kinh ngạc. Mùi vị này thực sự khác hẳn so với các loại bánh thông thường và cực kỳ ngon. Mọi người đều bất ngờ trước hương vị của loại bánh mì cổ đại này.
Trước thành công bất ngờ bánh mì, cả 3 quyết định sẽ sử dụng loại men này trong việc sản xuất bia.
Trường hợp làm bánh mì từ men cổ không phải quá mới lạ. Vào tháng 5.2019, một nhà khoa học Israel cũng đã thành công trong việc ủ bia từ men 5.000 năm tuổi.