Những thói quen tốt cho sức khỏe

  • 26/12/2021
  • 909 đã xem
  • Bình luận

Dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng thuộc top những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nguy hiểm này. Những hậu quả do dịch covid để lại là vô cùng lớn, qua đó cũng cảnh tỉnh con người cần phải biết bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình, mỗi thói quen tốt hàng ngày cũng góp phần giúp bạn tang cường sức đề kháng, chống chọi lại những tác nhân gây hại đến sức khỏe. Sau đây là những thói quen tốt cho sức khỏe mà ai cũng cần lưu ý.

1. Ăn uống khoa học

Gần đây, eatclean (ăn uống sạch) không chỉ là vấn đề quan tâm của những chị em phụ nữ giảm cân mà nó thích hợp với mọi giới tính, lứa tuổi. Ăn uống sạch là ăn uống với liều lượng thức ăn vừa đủ lượng calo cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, loại bỏ (hoặc hạn chế) những thức ăn có chứa những thành phần xấu, cung cấp những nhóm chất tốt cho sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, có một vóc dáng đẹp, săn chắc. Nguyên nhân chính gây ra những bệnh phổ biến như tiểu đường, tim mạch, sỏi thận, bệnh về đường tiêu hóa, béo phì,… đều là từ thói quen ăn uống hàng ngày. Ở Việt Nam, ta có thể nhận thấy những món ăn hàng ngày được chế biến với sự kết hợp của nhiều gia vị khác nhau, tạo nên sự đâm đà đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, việc cho quá nhiều gia vị vào thức ăn chính là nguyên nhân gây hủy hoại cơ thể bạn mỗi ngày. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gam muối mỗi ngày, trong khi ở Việt Nam, mỗi người trưởng thành mỗi ngày ăn khoảng 10 gam muối.  Từ đó ta có thể thấy, thói quen ăn mặn, thích ăn thức ăn luôn đậm đà của người Việt đã vô tình dẫn chúng ta tới gần với “giường bệnh” hơn.

Do đó, một trong những thói quen tốt cho sức khỏe mà chúng ta cần thay đổi đầu tiên chính là thói quen ăn uống khoa học. Đừng chỉ tưởng chỉ những người béo, người già, người bị bệnh mới cần chú ý mà tất cả mọi đối tượng đều cần phải bắt đầu thói quen ăn sạch trong khẩu phần ăn hàng ngày:

- Hạn chế ăn những thức ăn có nhiều chất béo xấu, thức ăn quá nhiều dầu mỡ, quá nhiều đường, muối.

- Tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây, các loại hạt.

Rau, củ, quả và các loại hạt giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể

- Uống nhiều nước mỗi ngày (nước lọc tinh khiết)

- Ăn uống đủ bữa, đặc biệt là buổi sáng, không nên ăn khuya và ăn với lượng thức ăn vừa đủ lượng calo cần thiết trong một ngày.

- Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ ăn vặt (bánh kẹo, trà sữa, bánh tráng trộn,…) vì chúng không có nhiều chất dinh dưỡng mà ngược lại còn nạp những chất xấu cho cơ thể.

2. Vận động cơ thể

Những người trẻ hiện nay luôn bận rộn với học tập và công việc nên rất ít khi thấy họ vận động tập thể dục. Dạo một vòng quanh công viên vào sáng sớm hay buổi chiều tà, ta thấy chủ yếu là những cụ già tập thể dục với nhiều môn như múa kiếm, khiêu vũ, aerobic, chạy bộ, cầu lông, đá cầu,… còn những người trẻ ngày nay, đa số thời gian rảnh họ dành để nghỉ ngơi, tụ tập bạn bè. Cũng không thể hoàn toàn chê trách người trẻ lười vận động bởi họ có quá ít thời gian, áp lực cuộc sống đã khiến họ quá mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu là một con người hướng đến lối sống khoa học, việc sắp xếp thời gian khoảng 30 phút đến 1 tiếng trong ngày để vận động cơ thể là hoàn toàn có thể. Việc tập thể dục giúp các nhóm cơ trong cơ thể được giãn ra, không bị cứng người, không bị uể oải. Tập thể dục thể thao còn giúp cơ thể duy trì cân nặng, tăng chiều cao, khiến cho cơ thể lúc nào cũng sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

Vận động giúp giãn cơ, tránh tích tụ mỡ thừa, giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh

Nhiều người cho rằng chỉ có người giàu mới có tiền và thời gian để tập thể dục thể thao, tuy nhiên, đâu phải bạn bắt buộc phải với phòng gym hay tham gia các câu lạc bộ bóng đá, yoga,… mới được vận động. Bạn có thể tự mình sắp xếp thời gian và tài chính để lựa chọn bộ môn bạn yêu thích. Bạn có thể tự vận động tại nhà như nhảy dây, chống đẩy, gập bụng, đạp xe đap hay xem các bài tập cardio trên youtube và tập theo,… Ít nhất mỗi ngày 30 phút, cơ thể được toát mồ hôi, giải phóng năng lượng sẽ tiếp sức cho bạn một ngày mới làm việc hiệu quả hơn.

3. Thay đổi thói quen hằng ngày

Tạo thói quen tốt cho sức khỏe không chỉ là cố gắng kiểm soát ăn uống và vận động cơ thể, thói quen tốt ở đây còn là những việc nhỏ nhặt hàng ngày mà bạn không để ý tới.

- Hãy ngủ đủ giấc, ít nhất ngày 8 tiếng và không nên thức khuya bởi giấc ngủ vô cùng quan trọng.

Một giấc ngủ sâu giúp bạn tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc vất vả

 

- Vệ sinh cơ thể và không gian sống quanh bạn để môi trường luôn sạch sẽ, trong lành, không tích tụ vi khuẩn có hại.

- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác kể cả người thân trong gia đình bởi rất dễ lây lan vi khuẩn, là nguyên nhân của một số bệnh truyền nhiễm.

- Không nên cắn móng tay hay ngoáy mũi vì tay bạn chạm rất nhiều thứ hàng ngày, tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, việc cắn móng tay hay ngoáy mũi sẽ trực tiếp đưa những vi khuẩn này vào cơ thể, gây ra các bệnh đường tiêu hóa, đường hô hấp.

- Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích.

- Có thói quen tình dục an toàn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đối phương.

- Khám sức khỏe định kì một đến 2 lần một năm nhằm theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và chữa trị kịp thời.

4. Suy nghĩ tích cực

Sức khỏe của mỗi người không chỉ tính về thể chất mà còn gồm cả tinh thần. Một người đàn ông sáu múi, to cao nhưng tinh thần lúc nào cũng lo lắng, căng thẳng thì không thể coi là sức khỏe hoàn toàn tốt được. Bạn không nên coi thường sức khỏe tinh thần bởi nếu vậy sẽ không có những bệnh viện tâm thần, những trung tâm trị liệu tâm lý. Bộ não bạn phải làm việc vượt quá giới bởi những lo lắng, u buồn, từ đó điều khiển cơ thể bạn làm những hành động tiêu cực gây tổn hại đến sức khỏe thể chất.

Luôn suy nghĩ tích tích cực, sắp xếp công việc một cách hợp lý 

Hãy duy trì thói quen tốt cho sức khỏe tinh thần bằng cách tự tạo niềm vui mỗi ngày cho bản thân, luôn luôn vui vẻ lạc quan, không để cơ thể quá căng thẳng. Hãy sắp xếp lại công việc hằng ngày sao cho hợp lý và tìm ra ít nhất một lý do tích cực để giải quyết một vấn đề nan giải. Khi đó bạn sẽ dễ thở hơn, thư giãn đầu óc hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn. Đừng đặt mục tiêu hay tạo áp lực quá lớn vào bản thân bởi mọi thứ trên đời này đều là tương đối, không ai hoàn hảo cả nên chỉ cần cố gắng trong khả năng. Hãy kết thêm nhiều bạn, chia sẻ nhiều hơn để những người quanh bạn sẽ cho bạn thêm lời khuyên tốt, giúp bạn luôn vui tươi mỗi ngày.

Thay đổi thói quen tốt cho sức khỏe là việc không phải ngày một ngày hai hoặc chỉ bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch, thói quen tốt cho sức khỏe cần được kiên trì thực hiện và duy trì lâu dài. Mỗi người chỉ sống một lần trên đời nên trước khi muốn làm nên những việc ý nghĩa cho cuộc đời thì đầu tiên bạn phải tôn trọng cơ thể bạn. Chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì mới sống trọn vẹn cho bản thân, cống hiến cho xã hội được. Hy vọng những gợi ý thói quen tốt cho sức khỏe trên đây sẽ giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn từng ngày.

 

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi