Nông sản nhà quê - Đạt chuẩn xuất khẩu

  • 01/08/2019
  • 1462 đã xem
  • Bình luận

Tùy thuộc vào đặc trưng mỗi vùng mà tình hình chuyên canh, cũng như nuôi trồng sẽ khác nhau. Ta có thể nghe đến gạo nếp cẩm Yên Thổ đặc trưng cho vùng Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, xoài cát Hòa Lộc hay dừa sáp tỉnh Bến Tre...tất cả những điều trên đã tạo nên những loại nông sản nhà quê hết sức mộc mạc và chân chất.

Nông sản nhà quê - Đạt chuẩn xuất khẩu

Nông sản nhà quê cũng giống như một số loại nông sản được bán ở những chợ truyền thống, đầy đủ và đa dạng các loại từ rau củ, trái cây cho đến hoa hay những giống cây trồng. Hiện nay nông sản nhà quê không chỉ được ưa chuộng và tiêu thụ ở thị trường trong nước mà nó còn đạt những chất lượng cũng như tiêu chuẩn để xuất khẩu sang nước ngoài. Điển hình như các nước trong tổ chức CPTPP hay Hàn Quốc, Nhật Bản....

Trong cuộc họp với các đối tác Hàn Quốc tại Seoul, các doanh nghiệp địa phương cho rằng các sản phẩm nông sản của Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc. Họ cho biết rằng những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thiết kế bao bì tốt cùng chất lượng vượt trội, điều này có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường Hàn Quốc. Ngoài ra, nó sẽ cung cấp một mức giá cạnh tranh hơn so với các sản phẩm tương tự từ Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.

Xem thêm:Chiến lược kinh doanh nông sản hiệu quả

Đây là một trong những yếu tố then chốt để quảng bá hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong tương lai. Những yếu tố quan trọng này sẽ góp phần đạt được mục tiêu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc trị giá 70 tỷ USD vào năm 2020.

Còn đối với quốc gia Nhật Bản, đất nước vô cùng coi trọng chất lượng cuộc sống của con người nên những mặt hàng có thể được quốc gia đó nhập khẩu phải đạt được những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe.  Đây là một trong số các quốc gia áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý chất lượng và vệ sinh thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tiêu chuẩn của Nhật Bản bằng hoặc thậm chí cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. Nên việc ta có thể xuất khẩu nông sản qua quốc gia này có thể coi là một thành tựu lớn

Tuy nhiên hiện nay do một số kho khăn nên tình hình nông sản nhà quê tại Việt Nam cũng không mấy thuận lợi. Do tỷ giá hối đoái không thuận lợi, chi phí sản xuất tăng, khó khăn về thị trường...Cụ thể như hệ thống tư vấn thương mại Việt Nam ở các nước khác không hoạt động tốt để mở cửa thị trường cho các sản phẩm Việt Nam. Giám đốc một công ty xuất khẩu chè cho biết khó khăn lớn nhất là tìm kiếm thị trường nước ngoài. Liên quan đến việc mở cửa thị trường rau quả Việt Nam thì chúng ta chưa thực hiện có hiệu quả trong vấn đề xúc tiến thị trường. Ví dụ, Nga được định nghĩa là một thị trường tiềm năng, nhưng các chiến dịch xúc tiến thương mại của Việt Nam ở Nga không được tổ chức thường xuyên. Còn thị trường gạo truyền thống thì đã bão hòa.

Những vấn đề trên được đặt ra và đòi hỏi phải có cách giải quyết nhằm cứu vớt nông sản nhà quê . Hiện nay đã có một số cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm thúc đẩy thị trường nhưng những cơ quan này không thể làm nhiệm vụ này một mình, và cần sự hợp tác từ những người nông dân cũng như những bộ ngành khách. Chẳng hạn như Bộ NN & PTNT chỉ tập trung vào sản lượng nông nghiệp và Bộ Công Thương chú trọng đến giá trị, thì những nhà nông phải đảm bảo được chất lượng nông sản của mình.

Cảm ơn các bạn đã nongsanngon.com.vn của chúng tôi !!!!

Tìm hiểu thêm: Những lý do để đặt niềm tin vào cửa hàng nông sản.

 

 

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi