Do đặc tính chuyên canh của từng vùng nên tình hình thu mua nông sản hiện nay trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Hầu hết các loại nông sản ở Việt Nam đặc biệt là các tỉnh miền Tây khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh khác nhau có thể trồng đa số các loại cây trồng giống nhau. Từ thanh long, măng cụt, mít, xoài, cam, dưa hấu, bưởi,....Tuy nhiên vẫn có một số loại trái cây đã gắn liền với nhiều sự kiện và có cho mình cái tên riêng không lẫn vào đâu được như bưởi năm roi, xoài cát hòa lộc, cam sành Hà Giang .....
Việc thu mua nông sản tùy thuộc nhiều vào chất lượng, giá cả và tình hình thị trường hiện nay.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật canh tác, ứng dụng các tiến bộ công nghệ để cho ra sản phẩm với số lượng dồi dào và chất lượng cao. Tình hình thị trường hiện nay cũng được cải thiện rất nhiều do hội nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu, đời sống nhân dân trong nước được cải thiện nên nhu cầu về sản phẩm cũng cao hơn. Nhưng yếu tố quan trọng và quyết định đến việc thu mua nông sản là giá cả. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả có thể là sự cân bằng của mối quan hệ cung - cầu, thúc đẩy chi phí sản xuất và chi phí lưu thông. Các yếu tố dẫn đến giá thành thấp và bán sản phẩm nông nghiệp khó khăn chủ yếu bao gồm sự không đối xứng của thông tin cung - cầu, thiếu công cụ quản lý rủi ro đối với giá nông sản và những hoạt động phi tập trung, quy mô nhỏ của nông dân. Cho nên muốn ổn định giá nông sản và không bị thua thiệt trước những người lái buôn, các nhà canh tác nên:
Trước hết, xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Thứ hai, mở rộng sản xuất và tăng nguồn cung nông sản
Thứ ba, kiểm soát phạm vi tăng của chi phí sản xuất
Thứ tư, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân
Thứ năm, thúc đẩy đổi mới và phát triển các công cụ quản lý rủi ro đối với giá các sản phẩm.
Gợi ý xem thêm: Nông sản ngon tốt cho sức khỏe người dùng
Quy trình thu mua nông sản hiện nay cũng rất đơn giản và chi phí sẽ do hai bên người mua – bán chia theo tỷ lệ. Người lái buôn sẽ tiến hành đánh giá chất lượng nông sản thông qua những tiêu chí như lượng thuốc trừ sâu, thuôc bảo vệ thực vật, hình dáng sản phẩm...Khi đạt đầy đủ tiêu chí, người lái buôn hoặc công ty thu mua sẽ tiến hành đánh giá rủi ro khi thu mua nông sản, phân tích và khảo sát giá thị trường của sản phầm ( từ sản phẩm cạnh tranh cho đến sản phẩm thay thế ) rồi đưa ra giá cho người bán. Nếu chấp nhận thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán giữa các bên. Hợp đồng mua bán sẽ được các bên tự thỏa thuận các quyền lợi cho mình và đảm bảo thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã nêu rõ.
Việc thu mua nông sản nghe có vẻ đơn giản như thế, vậy mà vẫn có một số mặt trái như người thu mua tiến hành ép giá người dân, hay những sản phẩm vẫn không đảm bảo được chất lượng ( trộn pin vào hồ tiêu, cà phê được sản xuất trong môi trường bẩn....) Vì vậy, để khắc phục vấn đề nay hai phía phải tự nhìn lại vấn đề của mình. Người lái buôn phải mua đúng giá sản phẩm để người dân nhận được số tiền xứng đáng với công mà họ bỏ ra, nếu không họ có thể sẽ làm căng lên bằng việc không tiếp tục bán và thà đổ đống đó chứ không tung ra thị trường. Người dân nuôi trồng cũng phải đảm bảo được chất lượng, cam kết thực hiện quy trình sạch, không bơm thuốc kích tFhích hay tăng trưởng. Tất cả vì một thị trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi nongsanngon.com.vn của chúng tôi!
Xem thêm: Mát lạnh trong những ngày hè với cách làm kem trái bơ tại nhà vô cùng đơn giản.