Nhà hàng sang trọng phủ toàn vàng
Một trong những khách sạn nổi tiếng nhất của Dubai, Burj Al Arab, được tôn tạo với khoảng 1.790 m2 lá vàng 24 karat. Tại quán bar trong khách sạn này, người ta pha trộn vàng bụi vào cốc cappuccino hoặc khuấy vào cocktail trong Gold On 27, nằm trên tầng 27 đầy xa hoa, lấp lánh trong ánh vàng chiếu sáng khắp nơi.
Trên thực tế, khi cho vàng vào các món ăn hay đồ uống chúng không hề mang lại mùi vị gì. Vậy tại sao các khách hàng lại ưa thích các món ăn phủ hoặc rắc vàng?
"Vàng đồng nghĩa với sự xa xỉ, thứ gì đó có mức độ rất xa hoa, sang trọng", Etienne Haro, trợ lý giám đốc điều hành thực phẩm và đồ uống tại Burj Al Arab giải thích đồng thời cho biết khách sạn của ông sử dụng tới 700 gram vàng - có nguồn gốc từ Ý và Ấn Độ - mỗi năm cho các dịch vụ thực phẩm và đồ uống.
Thông thường, vàng tiêu thụ trong ẩm thực có dạng vàng lá, mảnh hoặc bụi, trái ngược với vàng rắn được sử dụng trong trang sức. Nó trơ về mặt sinh học và do đó an toàn để tiêu thụ - mặc dù vô vị.
"Kim cương hơi khó nhai, vì vậy vàng thích hợp hơn để tích hợp trong các loại cocktail", Haro đùa.
Các món được ngấm vàng trong thực đơn bao gồm sô cô la trắng trộn với vàng, một máy nghiền hạt tiêu được chế tạo đặc biệt để nghiền "tuyết vàng" trên thực phẩm hoặc cocktail, khối đường vàng cho mocktails lấy cảm hứng từ trà và một bình xịt trang trí bằng vàng nguyên chất.
Loại cocktail mang tính biểu tượng nhất tại quán bar - được đặt tên là Element 79, bao gồm một loại rượu vang sủi bọt không chứa cồn và vàng, màu thực phẩm trộn với vàng nguyên chất và một miếng đường vàng. Kết quả là ly cocktail này trở thành một cơn lốc xoáy sáng bóng.
Bên cạnh việc để chiều khách đăng tải các hình ảnh “tự sướng” lên instagram và các trang mạng xã hội khác, mỗi ly cocktail được chế tạo đặc biệt để định hướng khách quốc tế về lịch sử và tầm nhìn của Dubai, Haro giải thích. Cocktail được sắp xếp thành ba phần - Old Dubai, New Dubai và Future Dubai - với những cái tên như "Light Sweet Crude", "The City of Gold" và "2020."
"Vàng giống như sợi chỉ giúp chúng ta kể câu chuyện này bởi vì đó là thứ thực sự vốn có trong lịch sử của thành phố và Emirates nói chung," Haro nói.
Vàng ở khắp mọi nơi để cách mạng hóa ngành ẩm thực
Rõ ràng có một sự mong muốn được hưởng thụ xa hoa của những vị khách tại Burj Al Arab, vì Haro và nhóm của anh ta thường phải đối phó với các yêu cầu đầy tham vọng.
Ví dụ, luôn có khách hàng đặt trước một chiếc bánh được phủ hoàn toàn bằng vàng và được làm theo công thức cụ thể. Đội ngũ của Haro cũng đã chế tạo một chiếc bánh pho mát dưới dạng một chiếc bánh rán vàng khổng lồ và một thực đơn năm món vàng cho một công ty ô tô. Nhiều khách hàng khác yêu cầu bánh mì kẹp thịt, pizza hoặc salad... tất cả đều phủ hoặc rắc vàng.
Từ truyền thống xa xưa
Theo giáo sư Barbara Santich tại Đại học Adelaide, Úc cho biết: Mặc dù ngày nay vàng mới được thêm vào các món ăn như một phương tiện để phô trương sự giàu có, nhưng ở châu Âu thời trung cổ, nó được dành riêng cho giới quý tộc. Trong giai đoạn lịch sử này, vàng đã được trao những qui ước đặc biệt - giống như người Trung Quốc tin rằng cam mang lại may mắn, Santich giải thích.
Dubai không phải là thành phố duy nhất phục vụ vàng trong bữa ăn tối. Trên thực tế, bánh pizza thương mại đắt nhất thế giới có thể được tìm thấy tại Nhà bếp Công nghiệp ở New York, Hoa Kỳ.
Chiếc bánh pizza trị giá 2.700 USD cần phải được đặt hàng trước 48 giờ và đứng đầu với gan ngỗng, hai loại trứng cá muối, nấm cục và lá vàng 24K.