Cao lầu Hội An - ấn tượng trong văn hóa ẩm thực phố cổ

  • 01/08/2019
  • 954 đã xem
  • Bình luận

Cao lầu với sợi mì màu vàng, dùng kèm với tôm, thịt và rau sống, không nước dùng ngập tràn như phở, không khô khan như các loại bún mì xào, cao lầu được dùng như món mì Quãng với rất ít nước. Cao lầu không có nước lèo nhiều như phở, chỉ một ít nước lèo vừa đủ để làm ướt sợi mì và cho thêm nước xíu, tép mỡ cho món ăn thêm đậm vị. Vậy đó, cao lầu không phô trương, cầu kì nhưng khi nhắc đến Hội An thì cao lâu luôn là thứ hiện lên đầu tiên.

Cao lầu có tự khi nào?

Qua những câu chuyện, những chia sẻ của những người gốc Hoa sinh sống lâu năm tại Hội An cho biết thì cao lâu đã hiện diện ở phố Hội từ khoảng đầu thế kỷ 17. Khi cảng Hội An được chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài cập bến để trao đổi hàng hóa thì món cao lầu cũng từ thịnh hành trong ẩm thực của vùng đất nơi đây. Mặc dù, trước khi cảng Hội An chính thức được khai thông thì người Nhật đã thường xuyên lui tới đây để buôn bán, nhưng người Hoa mới chính là những nhân vật gắn bó lâu dài nhất ở đây.

Chẳng phải là bún mà cũng chẳng đúng là phở, đó là cao lầu. Điểm đặc biệt của nó chính là sử dụng sợi mì màu vàng ươm, màu vàng ấy là sự kết hợp của tro củi tràm của mảnh đất cù lao Chàm ngâm với gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô và màu sắc đặc trưng. Cao lầu thuộc dạng là một món mì trộn, dù đến nay cao lầu đã du phương khắp đất nước, nhưng chỉ ở Hội An mới giữ được trọn vẹn cái gốc, cái hồn của cao lầu.

Cái tên cao lầu luôn đặt ra những cái thắc mắc cho khách du lịch mỗi khi thưởng thức nó.
Cao lầu hay nói mỹ miều hơn là cao lương mỹ vị, tuy cái tên có vẻ mang chất Hoa nhưng thực ra cao lầu không xuất phát từ đấy Hoa. Đến với phố cổ Hội An, bạn sẽ thấy những ngôi nhà được cao 1 đến 2 tầng được xây theo kiểu cũ, trang trí bởi những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, chính cái duyên trong nét kiến trúc đấy mới là điểm nhấn để giải thích cho cái tên cao lầu. Khi xưa, những người giàu, khi đến các tiệm ăn để thưởng thức cao lầu thì thường ngồi ở các bàn trên lầu, lâu dần người ta thường quen gọi “lên lầu”, dần về sau thì đổi thành “cao lầu”.

Cao lầu mà được thưởng thức trong cái không khí cổ kính của phố Hội thì mới đúng chuẩn cao lầu từ món ăn đến không gian và cả cái hồn của tất cả từ người thưởng thức cho đến cái hồn của món ăn. Thưởng thức cao lầu tại phổ cổ Hội An như cách đưa bạn trở về lịch sự, để cảm nhận được cuộc sống, tâm tư của những con người xưa.

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi