Cách nuôi tôm hùm

  • 02/03/2020
  • 2644 đã xem
  • Bình luận

Tôm hùm là một trong những hải sản rất được người dân Sài Thành yêu thích,ưa chuộng, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho những chợ quán, nhà hàng tôm hùm. Với loại hải sản sống tại biển, các nhà hàng, chợ quản phải thực hiện những điều kiện phức tạp để nuôi tôm hùm, vậy cách nuôi tôm hùm của họ là gì? Muốn nuôi tôm hùm thì phải chuẩn bị những gì? Mời bạn tham khảo cách nuôi tôm hùm.

1. Tôm hùm mang lại những tác dụng gì cho cơ thể?

Không phải tự nhiên, tôm hùm lại được người dân ưa chuộng mặc dù giá cả có phần đắt đỏ bởi lợi thế của những con tôm hùm chính là kích thước lớn, nhiều thịt và gạch ngọt, dai và ngon, bạn có thể được lấp đầy bụng đói với chỉ 1 chú tôm hùm tầm 600g.

Tuy chứa nhiều thịt như thế nhưng lượng calo bạn hấp thụ sau khi ăn tôm hùm chỉ khoảng 89 kcal/ 100g, đặc biệt tôm hùm rất có lợi cho sức khỏe khi chứa rất ít chất béo không tan, cholesterol.

Ăn tôm hùm bạn sẽ được bổ sung lượng lớn protein, canxi cho xương chắc khỏe, có lợi cho trẻ vị thành niên phát triển chiều cao.

Trong tôm hùm còn chứa loại axit béo rất tốt cho sức khỏe  Omega – 3 ( DHA, EPA) giúp bạn trị một số bệnh về tim mạch, các bệnh về xương cơ khớp, đặc biệt có thể trị bệnh về tâm lý ( trầm cảm), hạn chế mỡ thừa tích tụ trong gan, có hiệu quả làm đẹp da, trắng mịn, chắc khỏe, ngăn ngừa dấu hiệu hoặc hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh ung thư.

Tuy vậy, vì tôm hùm chứa rất nhiều dinh dưỡng, ăn thường xuyên không tốt cho sức khỏe, cơ thể bị mất cân bằng chất, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn 2 lần / tuần.

2. Hướng dẫn nuôi tôm hùm đúng cách, đúng tiêu chuẩn

Quá trình nuôi tôm hùm khá phức tạp, nếu bạn đủ kinh tế, có nhu cầu nuôi với lượng lớn, sống gần vùng ven biển thì càng tốt nên học theo. Việc nuôi tôm hùm gồm sáu bước cần làm: Chuẩn bị nước đáp ứng điều kiện sống tôm hùm, Chuẩn bị ao nuôi, bể nuôi phù hợp kết hợp các dụng cụ cần thiết, lựa chọn giống tôm hùm, chuẩn bị thức ăn, quản lý các bể nuôi và thời gian nuôi.

  • Chuẩn bị nước đáp ứng với điều kiện sống tôm hùm:

Tôm hùm sống ở vùng ven biển, thuộc môi trường nước mặn nên nước ở ao hồ hoặc bể nuôi tôm hùm phải có độ mặn vừa phải ( 30 – 35%), chọn những chỗ có nguồn nước mặn nuôi bởi nước mặn nhân tạo thường không đáp ứng đủ điều kiện sống cần rất nhiều kỹ thuật điều chỉnh nhiệt độ ( 25 – 30 độ C), pH đạt 7,5 – 8,5; phải có lượng amonic (NH4+), nitric (NO2–), oxy hòa vào nước, tính kiềm trong nước phù hợp, dòng chảy của nước phải đảm bảo ( 5 – 100 cm/s).

  • Chuẩn bị ao hồ và bể nuôi tôm hùm:

Ao hồ và bể nuôi tôm hùm không được quá nông cũng không quá sâu, với ao sâu tầm 1 – 2 m là được, thiết kế ao hay bể theo hình  tròn có diện tích ao tối thiểu đạt 100 m2, lưu ý với bể nên tạo một độ dốc nhất định tránh lực hướng tâm làm bể không được bền, dốc tầm 20 – 25 cm.

Bên trong ao hồ hoặc bể nuôi tôm hùm cần có các hệ thống bơm nước, hệ thống lọc khí thải bằng khí Chlore ( liên tục khoảng 48 – 72 giờ) quá trình này không tránh khỏi bị sót khí Chlore có thể làm ngộ độc tôm hùm, dùng thiosunfat để hòa tan bớt khí, hệ thống cân bằng độ mặn của nước.

  • Lựa chọn giống tôm hùm:

Tại Việt Nam, có 4 giống tôm hùm phổ biến: tôm hùm bông, tôm hùm sen, tôm hùm tre, tôm hùm baby; trong đó tôm hùm bông và tôm hùm baby, tôm hùm tre có giá trị kinh tế cao, tôm hùm sen có giá trị làm cảnh tốt nên đầu tư. Lưu ý, trước khi mua giống nên xem xét loại tôm nào chất lượng thịt đảm bảo, không bệnh tật ( tham khảo cách chọn tôm hùm tươi ngon, thịt dai ngọt và chắc).

Sau khi mua giống về, không nên nuôi quá dày, dễ khiến tôm hùm tranh giành thức ăn, mất cân bằng về năng suất nuôi tôm hùm, nên nuôi tôm hùm với mật độ khoảng 10 con/m2.

  • Thức ăn cho tôm hùm:

Nếu bạn nuôi không gần vùng ven biển có thể tham khảo những thức ăn được đóng dạng viên bán trên thị trường. Ngược lại bạn có thể bắt cá liệt, ghẹ, sò làm thức ăn cho tôm hùm, làm sạch và cắt thành từng lát mỏng (1 – 2 cm) cá liệt, ghẹ và sò, làm sạch nhiều lần bằng nước ngọt rồi đem cho tôm hùm ăn 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 – 2 tiếng rồi vớt thức ăn thừa lên.

Lưu ý, khi cho tôm hùm ăn vào 2 tháng đầu khẩu phần ăn mỗi con khoảng 20 – 30% theo trọng lượng từng con, những tháng sau chỉ từ 15 – 20%.

  • Quản lý ao, bể nuôi tôm hùm:

Kiểm tra điều kiện nước ao, bể nuôi tôm hùm mỗi ngày xem các yếu tố có cân bằng hay không, thay nước cho ao, bể nuôi tôm hùm mỗi lần cách nhau từ 15 – 30 ngày, khử sạch bể và bổ sung nước.Kiểm tra lượng thức ăn mỗi ngày của tôm hùm cùng tình trạng sức khỏe tôm hùm.

  • Thời gian nuôi tôm hùm:

Tôm hùm thường được nuôi từ 18 – 20 tháng để phát triển đến trọng lượng 300 g – 1,5 kg. Những con tôm hùm chất lượng tốt có thể giữ lại để nuôi một thời gian.

3. Cách chọn tôm hùm tươi ngon, thịt dai ngọt và chắc

Sử dụng kỹ thuật nuôi tiêu chuẩn như trên đồng đều từng con nhưng chất lượng thịt tôm hùm vẫn có sự phân chia nhất định, vì thế bạn cần quan sát tình trạng tôm hùm đúng cách để bán ra với giá cả tương xứng chất lượng cho người mua.

Cách chọn tôm hùm sống tươi ngon và nhận biết những con chất lượng không tốt ( Nguồn: Internet)

Tôm hùm sống thuộc hàng tươi ngon, thịt ngọt dai và chắc phải có màu vỏ kitin sáng và rõ rệt, tùy vào từng loại giống mà có những màu vỏ khác nhau; phần khớp nối giữa phần đầu và phần lưng tôm hùm khít chặt với nhau.

Tôm hùm sống nhưng thịt không ngon không có màu vỏ kitin đậm, mà màu nhạt dần, các chân tôm hùm bị rụng hoặc dễ dùng tay tách ra.

Tôm hùm chết thường bị chảy nhiều nhớt, thả vào nước không thấy động đậy, phần khớp nối giữa lưng và đầu bị tách ra do nước tràn vào tạo lực ép khiến khớp nối dần bị tách ra. Nếu phát hiện tình trạng tôm hùm chết, bạn có thể đông lạnh nếu chết không lâu.

Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển tôm hùm đi xa, đặc biệt là tôm hùm sống nên có bước bảo quản tôm, có hai cách bảo quản tôm hùm cho những chuyến đi xa, song chỉ có một giải pháp gây tê bằng môi trường đá lạnh và bảo quản trong môi trường thiếu nước, không có không khí là phổ biến, còn giải pháp bảo quản bằng việc nuôi trực tiếp trên xe thường sẽ rất tốn kém, không chủ động để thay nước kịp thời, chi phí cho phương pháp này thường khá đắt đỏ.

Nếu thực hiện bảo quản tôm hùm lần đầu, bạn nên tìm đến các chuyên gia, người quen với công việc bảo quản tại các điểm chợ, cửa hàng hải sản để được hướng dẫn tận tịnh.

Trên đây là cách nuôi tôm hùm đầy đủ và chi tiết, theo đúng tiêu chuẩn. Việc nuôi tôm hùm nếu không gần vùng nước mặn, điều kiện khí hậu không thích hợp sẽ rất khó nuôi. Bạn tham khảo cách nuôi, đến các chuyên gia để nắm vững. Chúc bạn nuôi tôm hùm thành công.

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi