Nông Sản Việt Nam Và Những Thách Thức Trong Thời Kỳ Hội Nhập

  • 01/08/2019
  • 1250 đã xem
  • Bình luận

Sau hơn 30 năm phát triển và đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp chiếm 30% giá trị xuất khẩu và 25% tổng GDP, Có 76% dân số sống ở nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp nông thôn được coi là cơ sở cho sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Khi nền nông nghiệp được đổi mới, các sản phẩm nông nghiệp là nông sản được sản xuất với sản lượng và chất lượng được nâng cao hơn từ những thành tựu của công cuộc hiện đại hóa. Bên cạnh những cơ hội lớn mà những sản phẩm này nhận được, còn có rất nhiều những thách thức khó khăn mà nông sản Việt Nam cần phải đương đầu trong thời kỳ hội nhập.

Nông Sản Việt Nam Và Những Thách Thức Trong Thời Kỳ Hội Nhập

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng, việc ký kết các hiệp định thương mại quốc tế tự do sẽ tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng, sẽ có nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam phát triển về cả kỹ thuật trồng cũng như sự cải thiện về chất lượng thành phẩm. Cơ hội lớn nhất có lẽ là việc xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế, đây là mộc dấu mốc vô cùng quan trọng cho tiến bộ vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta. Bên cạnh nhiều cơ hội mới, nông sản Việt Nam cũng phải đối đầu với vô vàn thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Dưới đây là một số thách thức mà sản phẩm nông sản Việt Nam đang phải gánh chịu trong thời kỳ kinh tế đổi mới:

Với xu thế phát triển hội nhập, được sự hỗ trợ của máy móc thiết bị cao, năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn do đó cũng gia tăng áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản trên thị trường nội địa.

Nông Sản Việt Nam Và Những Thách Thức Trong Thời Kỳ Hội Nhập

Việc canh tác Nông nghiệp theo lối truyền thống trong thời gian dài dẫn đến tác động xấu không nhỏ đến môi trường thiên nhiên. Tăng cao mức độ ô nhiễm và suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên. Môi trường ở nông thôn cũng chưa được quy hoạch tốt, tình trạng ô nhiễm nước thải, khí thải ở các khu chế biến nông sản hay các làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, nguy cơ gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Một khi lợi thế về thiên nhiên bị đánh mất, sản lượng và chất lượng nông sản của Việt Nam sẽ giảm mạnh, năng lực để cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng vì thế mà suy yếu.

Trên thế giới hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra gây tác động không nhỏ đến sự phát triển cũng ngành nông nghiệp. Và ở Việt Nam cũng vậy, việc biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác các sản phẩm nông sản. Những hậu quả mà biến đổi khí hậu mang lại là không hề nhỏ, lũ lụt sẽ khiến các vùng đồng bằng ven sông không còn khả năng canh tác, sự tàn phá của những cơn bão khiến khí hậu thay đổi nóng lạnh bất thường và nông sản khó mà thích nghi với điều đó.

Việt Nam chỉ mới hội nhập kinh tế quốc tế, do đó nền khoa học công nghệ sử dụng để phục vụ cho canh tác nông nghiệp chưa thể thay đổi ngay được. Các hệ thống kỹ thuật và máy móc vẫn còn sơ sài và lạc hậu. Mặc dù có rất nhiều doanh nghiệp nắm bắt được xu thế mới, bắt đầu đầu tư vào nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít và không đáng kể. Các thiết bị và công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch còn lạc hậu, nhất là công nghệ bảo quản còn phát triển sơ sài tỷ lệ hao hụt và thất thoát còn cao.

Nông Sản Việt Nam Và Những Thách Thức Trong Thời Kỳ Hội Nhập

Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy và bài bản để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu phát triển Nông nghiệp còn hạn chế. Những cán bộ có đủ năng lực đầu ngành giỏi khan hiếm cực kỳ. Nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ: Công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến thiếu nhân lực trình độ cao nên chậm trong việc triển khai cho người dân. Đặc biệt, việc đào tạo chưa kết hợp cân bằng giữa thực tiễn và lý thuyết, thiếu các nghiên cứu chuyên sâu cho các sản phẩm nông sản cụ thể.

Trước những thách thức mà sản phẩm nông sản của Việt Nam phải đối đầu, để phát triển bền vững nền Nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập, cần thiết có những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Đưa ra những giải pháp và chính sách cụ thể để triển khai thực hiện trên toàn quốc, từ đó đưa sản phẩm nông sản Việt Nam mạnh mẽ vươn ra thị trường quốc tế, đưa nền Nông nghiệp Việt Nam phát triển vượt bậc trong thời đại nền kinh tế hội nhập này.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi nongsanngon.com.vn của chúng tôi !

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh nông sản hiệu quả

Cùng thể loại

Deal

  • bạn chưa có deal khuyến mãi