Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, vì vậy những nông sản thuộc dạng quen mặt ở nước ta. Đồng thời, Việt Nam cũng là một nước có nhiều mặt hàng nông sản được mang xuất khẩu. Theo các chuyên gia kinh tế, có 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến. Vì vậy, giá trị kinh tế của những mặt hàng này không cao. Những năm qua nước ta đang chú trọng đầu tư vào việc chế biến nông sản sau thu hoạch nhằm mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Xem thêm như: 5 lưu ý quan trọng khi chế biến các món ăn với nấm rơm
Việc chế biến nông sản ngoài giúp cho giá trị kinh tế của mặt hàng cao hơn còn giúp cho sản phẩm được bảo quản lâu hơn và tránh hao hụt nông sản.
Những cách chế biến nông sản phổ biến như rau củ, lương thực thường được sấy khô, chế biến thành tinh bột hay bột mịn,...
Sấy khô: Sau thu hoạch, những loại rau, củ, quả,... thường được chế biến bằng cách sấy khô lại lò sấy. Cách chế biến nông sản này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Có thể thấy những sản phẩm sấy khô trong siêu thị hay được bán ở chợ như mít sấy, chuối sấy, khoai lang sấy,...
Bột mịn hay tinh bột: Những loại củ, hạt được mang đi nghiền và làm tinh bột theo quy trình nhất định. Ví dụ như làm tinh bột nghệ, tinh bột sắn, tinh bột gạo,... Những sản phẩm tinh bột chúng ta có thể tìm hiểu cách làm và tự làm tại nhà được để tiết kiệm hơn.
Muối chua: Đây là cách chế biến nông sản bằng cách cho lên men nhờ hoạt động của vi sinh. Những loại rau, quả thường được mang đi muối chua. Mục đích của muối chua giúp cho nông sản được giữ lâu hơn và người dân chúng ta cũng thường thích những sản phẩm chế biến theo kiểu muối chua này. Bạn có thể tự muối chua ở nhà bằng cách rất đơn giản để có thể có những món ăn ngon miệng cho gia đình.
Đây là những cách chế biến nông sản đơn giản và thường thấy mà chúng ta có thể tự làm ở nhà.
Xem thêm: Ăn hải sản tuyệt đối không thể bỏ qua 16 món này
Tuy nhiên, nếu sản phẩm mong muốn được mang đi cạnh tranh với những nước khác thì khâu chế biến nông sản cần những công nghệ cao hơn để đạt được tiêu chuẩn của thế giới. Ngành công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam vẫn còn non nớt, cần học hỏi nước bạn và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra để có thể cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với điều kiện khi hậu ở Việt Nam thì việc bảo quả và chế biến sơ dễ làm cho nông sản dễ bị hư hỏng, thối mọt, côn trùng tấn công, ẩm mốc khiến cho nông sản không được tươi ngon gây khó khăn trong việc chế biến nông sản chất lượng tốt. Vì vậy, song song với việc đầu tư cho chế biến nông sản thì bảo quản nông sản cần là việc đầu tiên và nên chú trọng quan tâm.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi nongsanngon.com.vn của chúng tôi !
Gợi ý xem thêm: Nông sản ngon